ClockThứ Sáu, 29/11/2019 09:02

Từ Hòa Duân đến làng Rồng

TTH - “Đặt tên làng Rồng, nguyên Tổng Bí thư Trung ương Đảng Lê Khả Phiêu mong muốn dân làng vươn lên mạnh mẽ. Vậy nên mỗi người dân từ Hòa Duân năm ấy, đi qua đau thương, nỗ lực xây dựng cuộc sống mới tốt đẹp” - ông Nguyễn Văn Giàu, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Thuận An (Phú Vang) nói.

Sẵn sàng đối diện, sẵn sàng ứng phóTừ “rốn lũ” Quảng Điền

Cách đây tròn 20 năm, con đập Hòa Duân bị trận lũ lịch sử ngày 2/11/1999 cuốn phăng, khiến 64 ngôi nhà thôn Hải Thành bị “xóa sổ”, trôi tuột ra biển. Đau thương hơn nữa, có 14 người dân thôn Hải Thành thiệt mạng trong đêm lũ kinh hoàng ấy. Nguyên Tổng Bí thư Trung ương Đảng Lê Khả Phiêu vào tận nơi, chia sẻ, động viên, đồng thời chỉ đạo gấp rút xây dựng 64 ngôi nhà, đặt tên làng Rồng (thuộc tổ dân phố An Hải, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang) để bà con bước đầu ổn định cuộc sống. 

Làng Rồng được hồi sinh và khởi sắc từ đau thương, mất mát cách đây 20 năm. Ảnh: Văn Đình Huy 

Đi qua đau thương

Ông Trần Văn Thu là người gánh chịu nhiều mất mát bởi chỉ trong một đêm, người đàn ông này bị lũ cướp đi 12 người thân, trong đó có vợ, 3 con nhỏ, cha, mẹ...

Toàn bộ gia đình, chỉ ông Thu và người em gái sống sót.  

Gia đình người em gái ruột và dân làng với những đùm bọc, chia sẻ, động viên, đã gieo mầm ý chí để ông gượng dậy. Ông Thu trở lại với bạn thuyền, trở lại với biển trong những chuyến ra khơi đánh bắt. Mấy năm sau, ông Thu lập gia đình, lần lượt sinh 3 người con, nỗ lực để xây dựng tổ ấm, phát triển kinh tế.

“Gia đình ông Thu, chồng đi biển, vợ bán bánh lọc, bánh ép. Hai con đầu đã có công việc ổn định. Kinh tế gia đình căn cơ, chắc chắn lắm” - ông Lê Văn An, tổ trưởng tổ dân phố An Hải cho hay.

“Tận cùng đau thương, tận cùng mất mát, nhưng ông Thu vẫn đứng dậy vững vàng để xây dựng lại cuộc sống mới tốt đẹp. Đó chính là một câu chuyện vươn lên của người dân làng Rồng” - ông Hoàng Văn Toàn, Trưởng ban công tác mặt trận thôn An Hải tự hào bộc bạch.

Vươn lên

Bà Huỳnh Thị Mân là một trong những hộ gia đình chịu thiệt hại lớn trong trận lũ 1999. 

Hồi đó vợ chồng bà có trong tay đại lý hải sản cung cấp cho các nhà hàng trên bãi biển Thuận An cùng ngôi nhà khang trang. Gia đình bà bắt đầu làm thêm đại lý gạo. Mấy tấn gạo chở về mới bán được chừng 4-5 tạ thì trận lũ ập đến. Đưa hai con chạy lũ, bà Mân chỉ kịp mang theo sách vở, mấy bộ áo quần, áo ấm cho các con.

Sau 20 năm gây dựng, vợ chồng bà Mân đã xây dựng được ngôi nhà hai tầng khang trang, vững chắc bằng chính sức lao động, tần tảo hôm sớm.

Bây giờ ở làng Rồng, nhiều ngôi nhà cao tầng như thế đã thay thế những căn nhà cấp 4 ban đầu Nhà nước gấp rút xây dựng ngay sau trận "đại hồng thủy", để 64 hộ dân vừa mất hết nhà cửa ổn định cuộc sống. Vợ chồng anh Nguyễn Văn Vững, chị Huỳnh Thị Đen cũng đã xây xong ngôi nhà 2 tầng.

Tình cảm, sự chia sẻ trong hoạn nạn, sự quan tâm của lực lượng Bộ đội Biên phòng, chính quyền các cấp và nguyên Tổng Bí thư Trung ương Đảng Lê Khả Phiêu là động lực lớn để người dân làng Rồng vươn lên.

“Hôm trận lụt lớn xảy ra, tui sinh con mới 4 ngày. Bộ đội Biên phòng Hải đội 2 và Đồn Biên phòng 220 dùng xuồng của dân đi cứu dân. Hôm đó, tụi tui được đưa vào trú ẩn tại Đồn Biên phòng 220. Ướt lạnh thì được các anh chia sẻ áo quần, đói thì được chia sẻ tạm bánh, mì gói, xúc động ấm lòng lắm. Càng ấm lòng hơn khi bác Lê Khả Phiêu vào tận đây để thăm hỏi, chia sẻ nỗi đau mất mát của người dân, động viên tinh thần và vật chất. Đặt tên làng Rồng, có nghĩa bác mong muốn dân làng vươn lên mạnh mẽ” - chị Đen bày tỏ.

Làng Rồng thuộc tổ dân phố An Hải, có 64 hộ, 276 nhân khẩu, trong đó có 11 nhà 2 tầng. Hầu hết người dân sinh sống bằng nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Quỳnh Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sức trẻ ở làng Rồng

Ở tuổi 86, khắc vào ký ức của lão ngư Lê Văn Tẩy là những lần Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu từ Hà Nội, đều đặn về thăm người dân làng Rồng, tận tay trao cho bà con từng phần quà tết. Với cụ Tẩy và 64 hộ dân nơi đây, tấm lòng nặng trĩu ân tình ấy là nguồn động viên lớn lao để sự hồi sinh đã bền bỉ đâm chồi, nảy lộc trên mảnh đất nơi đầu sóng ấy...

Sức trẻ ở làng Rồng
Có một bàn thờ “người khai canh” làng Rồng

Bên trong ngôi nhà của một người dân làng Rồng, nơi trang trọng nhất được gia chủ đặt bàn thờ nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu - người đặt tên cho ngôi làng này vào đúng 24 năm về trước, năm 2000.

Có một bàn thờ “người khai canh” làng Rồng
Khi nào thành phố ra tới làng mình

“Khi nào thì thành phố ra tới làng mình?”. Nhớ chiều cuối năm ngồi nhâm nhi chén rượu với bà con trong làng, có người hỏi cắc cớ.

Khi nào thành phố ra tới làng mình
Vật dụng ngày xưa

Ngày cuối tuần về làng chơi. Ngồi cà phê ở làng cùng với mấy đứa bạn học nhìn ra cánh đồng rau và lúa. Ngọn gió mát phóng khoáng và trong trẻo kéo chúng tôi về với những kỷ niệm xưa... Bạn hỏi tôi có nhớ cái kến không. Tất nhiên là tôi vẫn còn nhớ nông cụ này; bởi khi tôi lớn lên thì nông dân làng tôi còn trồng lúa cổ truyền địa phương; với những giống lúa có những cái tên gần gụi: de, nước mặn, ngang cổ, chiêm...

Vật dụng ngày xưa
Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ dâng hương tiễn biệt nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu

Ngày 14/8, thay mặt lãnh đạo tỉnh, ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí Thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh đến Nhà văn hóa thôn tại Làng Rồng (thuộc tổ dân phố An Hải, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang) kính cẩn dâng hương tiễn biệt nguyên Tổng Bí thư Trung ương Đảng Lê Khả Phiêu.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ dâng hương tiễn biệt nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu

TIN MỚI

Return to top