ClockThứ Bảy, 20/07/2024 15:24

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – người nặng lòng với công cuộc bảo tồn di sản Cố đô Huế

TTH.VN - “Văn hóa còn là dân tộc còn” – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh nhiều lần như thế khi khẳng định vai trò của văn hóa tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc vào năm 2021. Trong những chuyến làm việc với các tỉnh, thành, Tổng Bí thư thường dành riêng thời gian đến thăm các di sản văn hóa và căn dặn đội ngũ làm văn hóa không ngừng học tập phấn đấu để nâng cao trình độ kiến thức, bồi đắp tình yêu, sự tâm huyết đối với các di sản vô giá của dân tộc.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với tâm huyết xây dựng đội ngũ trí thứcĐiện, thư chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trầnTóm tắt tiểu sử Tổng Bí thư Nguyễn Phú TrọngTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dânTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo được Nhân dân yêu mến

 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Hoàng cung Huế vào năm 2014. Ảnh: NVCC

Tin Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng từ trần để lại bao thương tiếc trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Người dân khắp mọi miền Tổ quốc đã bày tỏ sự kính trọng và niềm tiếc thương vô hạn, khi phải tiễn biệt một nhân cách lớn của dân tộc. Với tất cả, những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ còn mãi trong ký ức.

Còn với nhiều người làm trong ngành văn hóa ở vùng đất Cố đô Huế khi nhắc đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ai cũng nhớ ngay đến chuyến thăm và làm việc tại tỉnh cách đây hơn 10 năm, tháng 3/2014. Khi đó, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định Thừa Thiên Huế là vùng đất văn hiến, có bề dày lịch sử, văn hóa đặc sắc và truyền thống cách mạng vẻ vang. Vùng đất này còn là nơi hội tụ các tiềm năng, thế mạnh về biển, đồng bằng, rừng núi, thuận lợi giao thông cả đường sắt, đường bộ, đường biển, đường hàng không.

Sau khi làm việc với cán bộ chủ chốt của tỉnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đi thăm một số địa phương, công ty và đặc biệt dành thời gian vào tham quan Đại Nội Huế - một phần trong quần thể di tích Cố đô Huế, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1993.

Nhắc đến chuyến thăm này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Phan Thanh Hải - Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh không khỏi xúc động.

Thời điểm đó, ông Hải đang làm Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và vinh dự được lãnh đạo tỉnh giao nhiệm vụ đón tiếp và giới thiệu cho đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng đoàn công tác cấp cao của Đảng đến thăm Đại Nội Huế.

Ông Hải nhớ như in đó là một chiều muộn, dù mưa lớn nhưng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn công tác vẫn đến thăm Hoàng cung Huế đúng lịch.

“Khi thăm điện Thái Hòa và các cung điện bên trong Tử Cấm thành, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nghe chúng tôi giới thiệu rất chăm chú, đồng thời luôn đưa ra những nhận xét ngắn gọn nhưng rất chuẩn xác về giá trị, ý nghĩa sâu sắc cũng như sự kết nối, kế thừa của di sản văn hóa thời Nguyễn trong dòng chảy lịch sử văn hóa của dân tộc”, ông Hải nhớ lại.

Dù đã đón tiếp nhiều vị lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước, các nguyên thủ quốc gia đến thăm khu di sản Cố đô nhưng ấn tượng nhất trong ông Hải vẫn là khi đón tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đó là vị lãnh đạo Đảng không chỉ phong cách giản dị, thái độ chân thành mà trên hết là sự am hiểu sâu sắc về lĩnh vực văn hóa, di sản.

Ông Hải kể tiếp, sau đó Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn đã đến dâng hương các bậc tiền nhân và nghe giới thiệu về công trình Thế Tổ miếu. Tại đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã căn dặn đội ngũ những người làm công tác bảo tồn di sản văn hóa Cố đô cần phải không ngừng học tập phấn đấu để nâng cao trình độ kiến thức, bồi đắp tình yêu, sự tâm huyết đối với các di sản vô giá của dân tộc.

Cùng với đó, nỗ lực vượt qua khó khăn để làm thật tốt việc gìn giữ phát huy kho tàng di sản văn hóa phong phú, đa dạng và hết sức có giá trị của Đất nước mà tỉnh Thừa Thiên Huế đang vinh dự lãnh trách nhiệm bảo tồn, gìn giữ.

“Tôi nhớ mãi lời dặn của đồng chí Tổng Bí thư sau khi được giới thiệu về một số bài thơ tiêu biểu trên kiến trúc cung đình: “Đó là một kho tàng tri thức văn hóa nghệ thuật tiêu biểu và vô cùng quý giá của người xưa, nhưng chúng ta cần phải học, phải hiểu thì mới có thể phát huy tốt được”, ông Hải nhớ chi tiết.

  Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã căn dặn đội ngũ những người làm công tác bảo tồn di sản văn hóa cố đô bồi đắp tình yêu, sự tâm huyết đối với các di sản vô giá của dân tộc. Ảnh: NVCC

Cũng từ lời căn dặn đó của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm động lực, quyết tâm trong việc xây dựng hồ sơ Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế, trình UNESCO. Và ngày 19/5/2016, di sản này đã được ghi danh, trở thành Di sản Tư liệu thế giới khu vực châu Á- Thái Bình Dương.

Với tỉnh nói chung và ngành văn hóa - di sản Cố đô nói riêng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại những dấu ấn rất đặc biệt. Sau chuyến thăm và làm việc với Thừa Thiên Huế năm 2014, Bộ Chính trị đã ban hành Thông báo 175-TB/TW ngày 01/8/2014 thông báo Kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Kết luận số 48-KL/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020.

Và đúng 5 năm sau, đồng chí Tổng Bí thư đã chủ trì một phiên làm việc đặc biệt của Bộ Chính trị với tỉnh Thừa Thiên Huế để tổng kết đánh giá 10 năm thực hiện Kết luận số 48-KL/TW, rồi sau đó ban hành Nghị quyết số 54-NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

“Đến nay, sau 5 năm triển khai Nghị quyết số 54-NQ/TW, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những bước phát triển mạnh mẽ, sẵn sàng để trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng văn hóa, di sản. Vì thế hoàn toàn có thể nói rằng, những thay đổi mang tính đột phá của Thừa Thiên Huế nói chung và sự nghiệp bảo tồn di sản cố đô Huế nói riêng, có vai trò to lớn của đồng chí Tổng Bí thư”, ông Hải nhấn mạnh.

N. MINH
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nơi di sản “gặp gỡ” công nghệ

“Đế Đô Khảo cổ ký” - Dự án tiên phong trong việc kết hợp công nghệ và di sản hứa hẹn mở ra hướng phát triển mới cho công nghiệp văn hóa tại Việt Nam.

Nơi di sản “gặp gỡ” công nghệ
Hào quang thành phố di sản của Việt Nam

Việc xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương là quá trình nỗ lực, phấn đấu lâu dài từ năm 1996 của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thừa Thiên Huế. Và sau gần 30 năm, giờ đây ước nguyện và niềm mong mỏi ấy đã trở thành hiện thực.

Hào quang thành phố di sản của Việt Nam
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

TIN MỚI

Return to top