ClockThứ Sáu, 21/01/2022 14:53

Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ

Sáng 21/1, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức Hội thảo trực tuyến góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng chủ trì hội thảo.

Bất thường trong bình thườngĐoàn ĐBQH tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri theo hình thức trực tuyếnHoạt động của Quốc hội ngày càng đi vào chiều sâu, gần dân, sát thực tiễn

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng phát biểu ý kiến. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Thị Mai Phương cho biết, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ là dự án Luật thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 - 2022 và quy trình thông qua tại 2 kỳ họp. Tại Kỳ họp thứ 2 (tháng 10/2021), Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật. Ngay sau kỳ họp, trên cơ sở ý kiến thảo luận của các đại biểu Quốc hội, Thường trực Ủy ban Pháp luật đã phối hợp với cơ quan soạn thảo, cơ quan hữu quan tiến hành 4 đợt tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật. Đến nay, sau chỉnh lý có 119 điều của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành được sửa đổi, bổ sung (tăng 9 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 2), trong đó 12 điều là điều sửa đổi, bổ sung về kỹ thuật và 5 điều là bãi bỏ một số quy định; đồng thời sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giá, Luật Hải quan, Luật Khoa học và công nghệ, Luật Quản lý sử dụng tài sản công.

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, về cơ bản các nội dung lớn của dự thảo Luật, nhất là những vấn đề Chính phủ xin ý kiến đều đạt được sự thống nhất cao giữa cơ quan thẩm tra, cơ quan soạn thảo về phương án tiếp thu, chỉnh lý và thể hiện như dự thảo Luật như tên gọi của Luật, phạm vi điều chỉnh; về giao quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước, mở rộng giao quyền đăng ký đối với giống cây trồng…

Tại Hội nghị, các chuyên gia đã bình luận chuyên sâu và đề xuất phương án chỉnh lý quy định của dự thảo Luật về các trường hợp ngoại lệ, không xâm phạm quyền tác giả; về tác phẩm phái sinh và mối quan hệ giữa quyền làm tác phẩm phái sinh và quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, cạn quyền và nhập khẩu song song trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan; quy định về nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý...

Điểm a khoản 1, Điều 25 dự thảo Luật quy định: Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền nhưng phải thông tin về tên tác giả, nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm gồm: Tự sao chép một bản để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại. Quy định này không áp dụng trong trường hợp sao chép bằng thiết bị sao chép công cộng.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lê Thị Nam Giang, Giám đốc Trung tâm Sở hữu trí tuệ Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, quy định này nhằm kiểm soát việc tạo ra nhiều bản sao từ các phương tiện sao chép công cộng, đặc biệt từ các dịch vụ photocopy. Đây có thể là một trong những cách thức để kiểm soát việc tuân thủ pháp luật sở hữu trí tuệ tại các cơ sở photocopy.

Tuy nhiên, theo bà Giang, quy định này chưa thực sự phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam và chưa thực sự hướng đến lợi ích của công chúng trong mục đích phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu. Quy định này hạn chế quyền của người học và các nhà nghiên cứu khi thực hiện quyền sao chép tác phẩm. Tại Việt Nam hiện nay, ngay tại thư viện trong các trường học cũng chưa cung cấp dịch vụ cho người sử dụng tự đứng máy photocopy tác phẩm. Mặt khác, việc kiểm soát bản sao tác phẩm được sử dụng trên thực tế là “tự sao chép” hay được sao chép bởi dịch vụ có thể gặp khó khăn. Trên thực tế chưa có sự kiểm soát cũng như thực hiện nghiêm các biện pháp chế tài đối với cơ sở photocopy vi phạm pháp luật quyền tác giả. Do đó, quy định này khó có thể áp dụng hiệu quả trên thực tế. Vì vậy, bà Giang đề xuất sửa đổi điểm a, khoản 1 Điều 25 là “Sao chép hợp lý một phần tác phẩm cho mục đích học tập cá nhân và không nhằm mục đích thương mại. Sao chép một bản để nghiên cứu”.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lê Thị Nam Giang nhấn mạnh, cùng với việc hoàn thiện dự thảo Luật, cần thực hiện phối hợp các biện pháp khác như quản lý chặt chẽ các cơ sở photocopy, nâng cao nhận thức và ý thức công chúng về quyền tác giả nhằm tạo điều kiện cho việc thực thi quy định về các ngoại lệ quyền tác giả này.

Nhạc sỹ Đinh Trung Cẩn, Tổng Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) chỉ rõ, thực trạng vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan đã đặt ra những yêu cầu cấp bách trong công tác xây dựng pháp luật bảo hộ quyền tác giả nhằm khắc phục những khó khăn, tồn đọng trong thực tiễn, ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền tác giả, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả trong nước và nước ngoài, tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

VCPMC đề xuất bổ sung quy định cho phép tác giả có quyền từ bỏ một, một số hoặc toàn bộ các quyền nhân thân của mình. Việc bổ sung quy định này không chỉ cho tác giả thêm quyền tự do lựa chọn giới hạn/không giới hạn quyền của mình mà còn cho tác giả thêm công cụ để đàm phán một mức giá trị cao hơn trong việc chuyển giao quyền tác giả, đồng thời cho phép chủ sở hữu quyền tác giả được tự do hơn trong việc khai thác tác phẩm.

VCPMC cũng đề xuất bổ sung quy định về người thừa kế, người được ủy quyền, chuyển giao quyền nhân thân có toàn quyền quyết định sau khi tác giả mất, tránh trường hợp không xác định được người cần xin phép khi cần sử dụng quyền…

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sớm đưa các luật, nghị quyết vào cuộc sống

Chiều 25/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh chủ trì tại điểm cầu Thừa Thiên Huế.

Sớm đưa các luật, nghị quyết vào cuộc sống
Bảo đảm chất lượng các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội biểu quyết thông qua

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị các ủy ban chủ trì thẩm tra khẩn trương phối hợp với cơ quan hữu quan hoàn chỉnh báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý các dự thảo luật, nghị quyết bảo đảm chất lượng, sớm gửi đến các vị đại biểu Quốc hội, bảo đảm đủ thời gian cần thiết để nghiên cứu trước khi biểu quyết thông qua.

Bảo đảm chất lượng các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội biểu quyết thông qua
Thảo luận Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi):
Phân cấp, phân quyền tạo ra hiệu quả cao trong trùng tu di sản

Tại phiên thảo luận tại hội trường về Dự thảo Luật Di sản văn hoá (sửa đổi) chiều 23/10, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Nguyễn Thị Sửu đã dẫn chứng về công tác bảo tồn, trùng tu di sản Huế để góp ý cho dự thảo.

Phân cấp, phân quyền tạo ra hiệu quả cao trong trùng tu di sản

TIN MỚI

Return to top