ClockThứ Hai, 17/06/2024 14:10
Kỳ họp chuyên đề lần thứ 18, HĐND tỉnh khoá VIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026:

Thông qua 16 nghị quyết với sự nhất trí của 100% đại biểu

TTH.VN - Tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ 18, HĐND tỉnh khoá VIII, nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 17/6, HĐND tỉnh đã thông qua nhiều nghị quyết liên quan đầu tư công; phương án sử dụng nguồn vượt thu ngân sách 2023; bổ sung danh mục công trình, dự án thu hồi đất; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh năm 2024…

Kỳ họp thứ 7, Hội đồng Nhân dân tỉnh khóa VIII: Chất vấn tập trung vấn đề y tế, giáo dục-đào tạo, an ninh Kỳ họp thứ 7, Hội đồng Nhân dân tỉnh khóa VIII: Dự kiến thông qua 30 nghị quyếtPhó Thủ tướng chủ trì họp Hội đồng thẩm định quy hoạch đô thị và nông thôn

 Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu phát biểu khai mạc kỳ họp

UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân chủ trì kỳ họp. Tham dự kỳ họp còn có Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu nhấn mạnh về tầm quan trọng của kỳ họp. Theo đó, kỳ họp xem xét nhiều nội dung, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc điều hành của UBND tỉnh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2024.

Phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án đầu tư công

Tại kỳ họp, UBND tỉnh đã có tờ trình về điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án (DA). Đó là các DA: Hệ thống xử lý nước thải tại Trung tâm Y tế thị xã Hương Trà, Trung tâm Y tế huyện Phong Điền, Trung tâm Y tế huyện Phú Vang, Bệnh viện Phong - Da liễu, Bệnh viện Răng hàm mặt và Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh; Hệ thống đường giao thông (Đường nội thị từ đường Hồ Chí Minh đến cầu Hồng Quảng giai đoạn 2, nâng cấp mở rộng đường nội thị Kim Đồng, đường nội thị A Sáp và đường Hồ Huấn Nghiệp) huyện A Lưới.

Theo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách, DA Hệ thống đường giao thông huyện A Lưới được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư vào năm 2021,  với tổng mức đầu tư 38,902 tỷ đồng, đến nay đã bố trí 35,34 tỷ đồng để triển khai.

Quá trình triển khai, DA phát sinh tăng chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, do đó làm tăng tổng mức đầu tư từ 38,902 tỷ đồng lên 45,747 tỷ đồng (tăng 6,845 tỷ đồng). Ban Kinh tế - Ngân sách thống nhất với tờ trình của UBND tỉnh và dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh về điều chỉnh chủ trương đầu tư DA.

Đối với DA Hệ thống xử lý nước thải tại các trung tâm y tế, bệnh viện, Ban Kinh tế - Ngân sách nhận thấy đây là DA quan trọng, cấp bách cần được đầu tư, thực hiện sớm để đảm bảo công tác bảo vệ môi trường tại các bệnh viện trên địa bàn. DA được điều chỉnh nguồn vốn nhằm thực hiện theo quy trình thủ tục DA đầu tư công. 

 Các đại biểu tham dự kỳ họp

Liên quan đến lĩnh vực y tế, HĐND cũng xem xét, thông qua Quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ Bảo hiểm y tế nhưng không phải là đối tượng khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thống nhất phương án sử dụng nguồn vượt thu ngân sách 2023  

Tại kỳ họp, phương án sử dụng nguồn vượt thu ngân sách 2023 được HĐND thảo luận, xem xét. 

Trên cơ sở rà soát nguồn thu ngân sách nhà nước năm 2023, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định phương án sử dụng nguồn vượt thu ngân sách tỉnh năm 2023 với số tiền 1.664,892 tỷ đồng. 

Thẩm tra nội dung này, đại diện Ban Kinh tế - Ngân sách của HĐND tỉnh khẳng định, hiện nay, nhu cầu sử dụng kinh phí đề thực hiện các chương trình, DA, nhiệm vụ chi của tỉnh rất lớn, trong khi nguồn thu ngân sách còn hạn chế, vì vậy, Ban Kinh tế - Ngân sách đề nghị UBND tỉnh tiếp tục quan tâm, chỉ đạo các ngành, địa phương, đẩy nhanh tiến độ triển khai các DA trọng điểm, đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư công; sử dụng kinh phí các nhiệm vụ theo dự toán được giao, tránh chuyển nguồn; triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tăng nguồn thu ngân sách, tiết kiệm chi, đảm bảo hoàn thành dự toán HĐND tỉnh giao. 

Ngoài ra, HĐND tỉnh cũng thống nhất giao kế hoạch đầu tư công từ nguồn vượt thu ngân sách năm 2022 (đợt 7). 

Sau khi rà soát tiến độ thực hiện các DA, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh giao kế hoạch vốn năm 2024 từ nguồn vốn vượt thu ngân sách tỉnh năm 2022 (đợt 7) với tổng số tiền 40 tỷ đồng đối với DA Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phía Bắc Hương Sơ (khu vực 11). 

Hệ thống xử lý nước thải tại các trung tâm y tế sẽ đảm bảo công tác bảo vệ môi trường (Trong ảnh: Khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Phú Vang)

Ban Kinh tế - Ngân sách đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo chủ đầu tư DA, UBND TP. Huế đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, tập trung triển khai thi công, hoàn thành giải ngân vốn năm 2024.

Đối với khoản kinh phí 20 tỷ còn lại chưa phân bố đối với 2 DA: Nghĩa trang nhân dân Trường Đồng (giai đoạn 2) số tiền 10 tỷ đồng; Trường trung cấp Thể dục Thể thao Huế (cơ sở 2) số tiền 10 tỷ đồng, Ban Kinh tế - Ngân sách cũng đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện thủ tục đầu tư để kịp thời bố trí vốn thực hiện DA.

Ngoài những nội dung trên, HĐND tỉnh cũng đã thông qua các nghị quyết quan trọng khác như, nhiệm vụ Quy hoạch phân khu xây dựng Khu du lịch nghỉ dưỡng và sân golf La Vân, huyện Nam Đông; Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng các điểm du lịch phân tán thuộc khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, huyện Phú Lộc; Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng Khu du lịch nghỉ dưỡng, thương mại dịch vụ vui chơi thể thao Lộc Bình, huyện Phú Lộc; Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng Khu du lịch sinh thái Ngũ Hồ, huyện Phong Điền; Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp Phong Điền; Quy định mức hỗ trợ, bồi dưỡng; chế độ, chính sách đối với người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế… 

Kỳ họp đã thông qua 16 nghị quyết với sự nhất trí cao của 100% đại biểu HĐND tỉnh tham dự. 

Phát biểu bế mạc, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu nhấn mạnh: “UBND tỉnh khẩn trương ban hành các quy định, kế hoạch triển khai thực hiện. Chỉ đạo các sở, ngành chức năng, UBND các huyện, thị xã, thành phố, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định, cơ chế, chính sách được ban hành và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chỉ đạo tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nghị quyết. Chủ tịch UBND tỉnh cần chỉ đạo các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan chuẩn bị tốt các nội dung trình kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 của HĐND tỉnh khóa 8, dự kiến khai mạc vào đầu tháng 7 năm 2024”.  

LÊ THỌ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp

Chiều 9/1, Ban quản lý (BQL) các khu kinh tế, công nghiệp thành phố Huế tổ chức tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Phan Quý Phương dự, chỉ đạo hội nghị.

Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

Khu phố cổ Gia Hội nằm ở phía đông ngoài Kinh thành, là khu vực sầm uất bậc nhất kinh đô Huế đầu thế kỷ 19. Ngày nay khu phố này thuộc phường Gia Hội (Q. Phú Xuân) đang phải đối mặt với quá trình đô thị hóa, cũng như bài toán mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Vậy Gia Hội sẽ phát triển, đi lên như thế nào?

Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

TIN MỚI

Return to top