ClockThứ Hai, 23/09/2019 05:30
50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thêm động lực và niềm tin khi học Bác

TTH - Với nhiều hình thức, phương pháp sáng tạo trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, các cơ quan, đơn vị trong lực lượng vũ trang tỉnh đã tạo sự lan tỏa đến từng cán bộ, chiến sĩ. Qua đó, tạo động lực và góp phần nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm cho cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ ngày một tốt hơn.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh50 năm Di chúc Bác Hồ: Những chỉ dẫn sâu sắc về chỉnh đốn Đảng

Cán bộ, chiến sĩ Đại đội 594 phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao

Những mô hình hay

Là đơn vị huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, Tiểu đoàn Tăng Thiết giáp 3 (TTG 3) Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” gắn liền với công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.

Chúng tôi ghé đơn vị khi các chiến sĩ đang huấn luyện thực hành theo mô hình “Kíp xe xung kích, kíp xe văn hóa”. Đây là mô hình được Ban chấp hành Đoàn cơ sở Tiểu đoàn TTG 3 triển khai xây dựng nhằm cụ thể hóa việc đẩy mạnh học tập và làm theo Bác. Từ khi đưa mô hình này hoạt động, chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của tiểu đoàn được nâng lên rõ rệt. Kết quả là đơn vị luôn dẫn đầu trong công tác huấn luyện của Bộ CHQS tỉnh. Trong huấn luyện cũng như thực hiện các nhiệm vụ, các thành viên kíp xe luôn đoàn kết gắn bó, không có sự ỷ lại, hăng hái, nhiệt tình, khắc phục khó khăn để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ.

Bên cạnh mô hình “Kíp xe xung kích, kíp xe văn hóa”, Tiểu đoàn TTG 3 còn triển khai mô hình “Noi gương Bác từng ngày”. Các cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị khi nhận bất cứ nhiệm vụ gì dù khó khăn, vất vả cũng không lơi là, luôn nêu cao ý thức trách nhiệm, tận tâm tận lực để hoàn thành tốt công việc được giao…

Ở Chi bộ Đại đội Phòng không 594, sau khi triển khai thực hiện Chỉ thị 05 về học Bác đã xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay. Một trong những cách làm nổi bật đó là đổi mới tác phong làm việc và phát huy tinh thần sáng kiến để đạt hiệu quả cao hơn. Mỗi năm đơn vị có 4 - 6 sáng kiến ứng dụng có hiệu quả cho công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, được Bộ CHQS tỉnh và Quân khu đánh giá cao. Điển hình như sáng kiến "Đồng hồ đo tốc độ bay" của Trung úy Nguyễn Văn Công đã giúp đơn vị làm tốt hơn công tác bám sát mục tiêu, dự đoán chính xác hơn đường bay của máy bay địch.

Đại úy Nguyễn Bá Cương, Chính trị viên Đại đội 594, Bộ CHQS tỉnh cho biết, bằng những cách làm hay, mô hình hiệu quả trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã tạo động lực cho cán bộ, chiến sĩ đơn vị tích cực học tập, rèn luyện.

Gắn việc làm cụ thể

Thượng tá Hà Văn Ái, Chủ nhiệm Chính trị Bộ CHQS tỉnh thông tin: Sau 3 năm triển khai và thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về học Bác, trong Đảng bộ lực lượng vũ trang tỉnh đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo có hiệu quả, góp phần động viên, cổ vũ cán bộ, chiến sĩ trong việc học tập và làm theo Bác. Đáng chú ý như phong trào “Luyện quân, lập công, quyết thắng”, “Đẹp người, đẹp doanh trại, đẹp tình quân dân”, “Giành 3 đỉnh cao quyết thắng”, “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”... Từ đó đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân được biểu dương, khen thưởng.

 Ngoài ra, các hoạt động xã hội, đền ơn đáp nghĩa, giúp Nhân dân được lực lượng vũ trang tỉnh đẩy mạnh thực hiện. Cụ thể, thời gian qua, lực lượng vũ trang tỉnh đã tham gia xây dựng nông thôn mới tại các huyện Nam Đông, A Lưới, Phú lộc… với hàng ngàn ngày công, làm hàng trăm km đường, sửa chữa 40 ngôi nhà cho gia đình chính sách, trồng hơn 300 ha rừng phòng hộ…

Bộ CHQS tỉnh cũng đã tiếp nhận và chi trả cho hơn 8 ngàn đối tượng hưởng chế độ 62 với số tiền gần 32 tỷ đồng và hơn 4 ngàn đối tượng hưởng chế độ 49 với số tiền gần 10 tỷ đồng. Bộ CHQS tỉnh cũng tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, chiến sĩ tham gia đóng góp, ủng hộ quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ vì người nghèo. Kết quả, đã xây dựng được 17 nhà tình nghĩa cho các gia đình chính sách với số tiền trên 1 tỷ đồng; ủng hộ 5 gia đình cán bộ, chiến sĩ gặp khó khăn 320 triệu đồng; tổ chức khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho các đối tượng chính sách và bà con vùng sâu, vùng xa với 2.700 lượt người, trị giá trên 250 triệu đồng.

Thượng tá Hà Văn Ái cho biết thêm, thời gian tới, lực lượng vũ trang tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của từng cán bộ, chiến sĩ, đưa việc học Bác trở thành công việc tự giác, thường xuyên của cấp ủy, tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị…

Bài, ảnh: Thanh Thảo

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tưởng niệm 124 năm ngày mất thân mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tại Di tích địa điểm mai táng bà Hoàng Thị Loan ở núi Bân (phường An Tây, Quận Thuận Hóa), sáng 20/1, Bảo tàng Hồ Chí Minh TP. Huế đã tổ chức lễ dâng hương, tưởng niệm 124 năm ngày mất bà Hoàng Thị Loan (1901-2025) – thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tưởng niệm 124 năm ngày mất thân mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh với Tết trồng cây dịp xuân Ất Tỵ năm 1965

Mỗi năm, khi mùa xuân đến, chúng ta lại nhớ Tết trồng cây – một phong trào do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng, tác động mạnh mẽ đến nhận thức và hành động của chúng ta trong hơn 6 thập niên qua. Ngày 1/1/1965, Báo Nhân Dân số 3928 đăng bài báo của Bác về Tết trồng cây...

Chủ tịch Hồ Chí Minh với Tết trồng cây dịp xuân Ất Tỵ năm 1965
Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
Văn hóa, con người Huế là nguồn lực, sức mạnh mềm

Từ những giá trị to lớn, toàn diện và sâu sắc trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ và Nhân dân thành phố Huế đã vận dụng một cách nhuần nhuyễn để đưa thành phố phát triển một cách đồng bộ và toàn diện. Trong đó, vấn đề văn hóa và con người được hết sức coi trọng xem đây là sức mạnh nội sinh, động lực để phát triển nhanh, bền vững, toàn diện.

Văn hóa, con người Huế là nguồn lực, sức mạnh mềm
Tiên phong thực hiện xạ trị cho bệnh nhi: Dấn thân và hy sinh

Điều trị ung thư nhi có sự đóng góp quan trọng của xạ trị. Với nhiều đơn vị y tế, phương pháp này là một thách thức đòi hỏi kỹ thuật cao và sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế trở thành một trong hai đơn vị hiếm hoi của cả nước triển khai xạ nhi gây mê nhờ có nhiều lợi thế.

Tiên phong thực hiện xạ trị cho bệnh nhi Dấn thân và hy sinh

TIN MỚI

Return to top