ClockThứ Tư, 19/06/2019 16:37

Phát triển Thừa Thiên Huế thành nơi hội tụ tiềm năng, thế mạnh đa dạng của vùng

TTH.VN - Ngày 19/6, trong kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế (10/6), Thủ tướng nhất trí với các nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh và gợi mở, lưu ý một số nhiệm vụ trọng tâm. Đồng thời, thống nhất một số chủ trương phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) quan trọng, trong đó có việc hỗ trợ kinh phí cho dự án di dời dân cư khu vực 1 Kinh thành Huế…

Văn hóa Huế tiếp tục được giữ gìn, bồi đắpGiải phóng mặt bằng khu vực 1 hệ thống di tích Kinh thành: Phải tính đến trường, lớp cho trẻCần thêm 1.780 tỷ đồng chi trả, bồi thường hỗ trợ cho người dân Kinh thành Huế

Thủ tướng cho rằng, Thừa Thiên Huế cần phải là nơi hội tụ tiềm năng, thế mạnh đa dạng của vùng

Huế phải là trung tâm trí tuệ của Việt Nam

Thủ tướng biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực cố gắng, thành tích nổi bật trong phát triển KT- XH của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh thừa Thiên Huế trong những năm qua là tích cực, đóng góp vào thành tựu chung của cả nước.

Chỉ ra một số tồn tại, Thủ tướng yêu cầu tỉnh lưu ý một số nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, tiếp tục bám sát nhiệm vụ, giải pháp và tổ chức thực hiện, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu KT-XH năm 2019; chuẩn bị xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 2020- 2025, hướng đến mục tiêu xây dựng “Thừa Thiên Huế là trung tâm văn hóa, du lịch; trung tâm y tế chuyên sâu; trung tâm khoa học, công nghệ; trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao của miền Trung và cả nước; là nơi hội tụ các tiềm năng, thế mạnh đa dạng của vùng.

Thừa Thiên Huế phải bứt phá, tiên phong thành một trong những trung tâm trí tuệ của Việt Nam với thước đo mới, tư duy mới về cơ cấu kinh tế, vận dụng sáng tạo tri thức, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ nhiệm vụ phát triển KT- XH của địa phương.

Tiếp tục rà soát quy hoạch đáp ứng với yêu cầu phát triển mới, phù hợp với tiêu chí thành phố xanh, hiền hòa, lấy sông Hương, núi Ngự làm điểm nhấn. Tham khảo thêm tư vấn nước ngoài để hoàn thiện, quy hoạch theo hướng mở và dài hạn, hướng tới nâng cao đời sống văn hóa, vật chất và tinh thần của Nhân dân, giữ gìn cảnh quan, môi trường sống.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kết luận tại buổi làm việc, trên bàn là chai thủy tinh đựng nước uống thay thế chai nhựa sử dụng 1 lần do lãnh đạo Thừa Thiên Huế tặng. Ảnh: Ngọc Minh

Thủ tướng cũng chỉ đạo tỉnh huy động, sử dụng mọi nguồn lực cho đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng, đẩy nhanh tiến trình phát triển địa phương, trước hết là vốn cho giải phóng mặt bằng, tái định cư các công trình trọng điểm cấp bách bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế; các dự án thuộc đề án “Phát triển KT- XH vùng đầm phá Tam Giang- Cầu Hai”; các tuyến giao thông đối ngoại tạo động lực; hạ tầng phục vụ phát triển du lịch; các dự án an sinh, hạ tầng xã hội trong lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa…

Cùng với đó, nâng cao chất lượng quản lý, điều hành, đề cao trách nhiệm người đứng đầu, làm tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực, hoàn thiện đội ngũ cán bộ, công chức; khuyến khích phát huy tính sáng tạo, sáng kiến tập thể; quan tâm phát triển doanh nghiệp; triển khai thực hiện tốt cuộc vận động về văn hóa công sở; chú trọng phát triển giáo dục đào tạo phục vụ phát triển kinh tế và du lịch, nhất là đào tạo tiếng Anh cho cộng đồng; giữ gìn cảnh quan, môi trường, duy trì và xây dựng hình ảnh người Huế thân thiện, hiếu khách.

Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững. Đặc biệt, tỉnh phải là địa phương đi đầu trong thực hiện cuộc vận động phòng chống rác thải nhựa, bỏ thói quen sử dụng túi ni lông…

Đồng ý nhiều chủ trương lớn

Người dân sẽ có cuộc sống tốt hơn khi dự án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 Kinh thành Huế được thực hiện

Về một số kiến nghị của tỉnh, Thủ tướng cơ bản đồng ý và giao cho các bộ ngành liên quan phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế rà soát, đề xuất.

Về việc hỗ trợ kinh phí còn thiếu cho dự án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 Kinh thành Huế (giai đoạn 1), ngoài phần vốn dự kiến bố trí cho tỉnh, Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan rà soát, đề xuất, bố trí bổ sung thêm từ nguồn dự phòng chung vốn ngân sách Trung ương kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016- 2020.

Đối với số vốn còn thiếu thuộc nhiệm vụ của ngân sách Trung ương giai đoạn 2016- 2020, Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, cơ quan liên quan đề xuất việc sử dụng các nguồn vốn còn dư khác của ngân sách Trung ương như: nguồn vượt thu, tiết kiệm chi, kết dư ngân sách Trung ương và nguồn dự phòng ngân sách Trung ương hằng năm báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định.

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương thẩm định hồ sơ sớm khởi công dự án mở rộng sân bay Phú Bài trong năm 2019

Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc cân đối lại số tăng thu thực hiện so với dự toán ngân sách Trung ương giao từ tiền thuê đất hằng năm và sử dụng nguồn thu từ phí tham quan Quần thể Di tích Cố đô Huế trong 2 năm 2019- 2020 để bổ sung nguồn lực phục vụ công tác trùng tu, bồi thường giải phóng mặt bằng dự án; trong đó, đảm bảo cân đối thực hiện công tác cải cách tiền lương theo đúng quy định.

Thủ tướng cũng đồng ý chủ trương về việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung Khu Kinh tế Chân Mây- Lăng Cô; điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch chung TP. Huế về hướng nam và hướng đông, giao tỉnh phối hợp với Bộ Xây dựng hoàn chỉnh các hồ sơ, tổ chức thẩm định theo quy định.

Về dự án đầu tư nâng cấp mở rộng Sân bay Quốc tế Phú Bài, Thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì phối hợp với Bộ Xây dựng khẩn trương tổ chức thẩm định hồ sơ dự án theo quy định Luật Đầu tư công để khởi công trong năm 2019; Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp xem xét bố trí vốn sau khi dự án được thẩm định.

Bài, ảnh: Thái Bình 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân tới Warsaw bắt đầu thăm chính thức Cộng hoà Ba Lan

Vào khoảng 21 giờ 20 phút đêm 15/1 theo giờ địa phương (khoảng 3 giờ 20 phút sáng 16/1 giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã hạ cánh tại sân bay Frédéric Chopin (thủ đô Warsaw), bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hoà Ba Lan theo lời mời của Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk từ ngày 15 đến ngày 18/1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân tới Warsaw bắt đầu thăm chính thức Cộng hoà Ba Lan
Thủ tướng lên đường thăm Ba Lan, Séc; dự Hội nghị WEF và hoạt động song phương tại Thụy Sĩ

Ngày 15/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân Lê Thị Bích Trân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Séc, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos và làm việc song phương tại Thụy Sĩ, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Ba Lan Donald Tusk, Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành WEF Klaus Schwab.

Thủ tướng lên đường thăm Ba Lan, Séc; dự Hội nghị WEF và hoạt động song phương tại Thụy Sĩ
Sớm đưa các luật, nghị quyết vào cuộc sống

Chiều 25/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh chủ trì tại điểm cầu Thừa Thiên Huế.

Sớm đưa các luật, nghị quyết vào cuộc sống

TIN MỚI

Return to top