ClockThứ Ba, 31/05/2022 15:00
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV:

Không được cản trở việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca

Tiếp tục Chương trình làm việc Kỳ họp thứ 3, sáng 31/5, Quốc hội nghe giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.

Ngày 31/5, Quốc hội tiếp tục thảo luận một số dự án luật quan trọngQuốc hội sẽ thảo luận về quy hoạch, nợ xấu, quyết toán ngân sáchNgày 27/5, Quốc hội tiếp tục thảo luận các dự án Luật

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Theo Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng: Đối với việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật Sở hữu trí tuệ được sửa đổi, bổ sung theo khoản 2 Điều 1 của dự thảo Luật. Chính phủ đề nghị bổ sung sửa đổi khoản 2 Điều 7 của Luật Sở hữu trí tuệ quy định: “Việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca theo quy định của pháp luật; tổ chức, cá nhân thực hiện quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca không được ngăn chặn, cản trở việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca”.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được quy định tại Điều 13 của Hiến pháp năm 2013. Điều 351 của Bộ luật Hình sự, Điều 16 của Luật An ninh mạng đã có quy định cụ thể về xử lý tội phạm, phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm trong việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca. Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng, các hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế diễn ra thường xuyên, việc sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca tại các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, thể dục thể thao ở trong nước, nước ngoài và cả trên không gian mạng trở nên phổ biến hơn, việc tiếp tục hoàn thiện quy định của pháp luật về việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca là rất cần thiết để đáp ứng yêu cầu vừa bảo đảm sự tôn nghiêm của các biểu tượng quốc gia trong đời sống xã hội, vừa bảo đảm quyền thụ hưởng của người dân.

Do đó, để bảo đảm phù hợp với phạm vi điều chỉnh của Luật cũng như nội dung và phạm vi quy định của Điều 7 Giới hạn quyền sở hữu trí tuệ, đề nghị Quốc hội cho chỉnh lý khoản 2 Điều 7 như sau: “Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và quy định khác của pháp luật có liên quan. Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không được ngăn chặn, cản trở việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca”.

Về kiểm soát an ninh đối với sáng chế trước khi nộp đơn đăng ký ở nước ngoài tại Điều 89a được bổ sung theo khoản 41 Điều 1 của dự thảo Luật, theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội: Biện pháp kiểm soát an ninh được quy định trong dự thảo Luật là biện pháp bổ sung bên cạnh quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước nhằm kiểm soát việc đăng ký các sáng chế có khả năng được xác định là sáng chế mật ra nước ngoài theo cơ chế sáng chế thông thường. Bên cạnh đó, việc xác định phạm vi kiểm soát an ninh đối với sáng chế cần phải được cân nhắc kỹ để tránh ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động hợp tác nghiên cứu khoa học, công nghệ giữa tổ chức, cá nhân nước ngoài với Việt Nam, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy chuyển giao công nghệ vào Việt Nam.

Quang cảnh phiên họp Quốc hội sáng 31/5. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Hơn nữa, việc xác định danh mục lĩnh vực kỹ thuật cũng như tiêu chí xác định phạm vi sáng chế tạo ra một phần hay toàn bộ tại Việt Nam phải kiểm soát an ninh không nên quy định cứng trong Luật mà cần được điều chỉnh linh hoạt bằng văn bản dưới Luật theo từng thời kỳ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng: chỉnh lý khoản 1 Điều 89a để xác định các nguyên tắc và phạm vi kiểm soát an ninh đối với sáng chế và giao Chính phủ quy định chi tiết nội dung này (khoản 2 Điều 89a); việc xử lý đơn đăng ký đối với sáng chế mật được thực hiện theo quy định của Chính phủ (khoản 3 Điều 108)- ông Hoàng Thanh Tùng nhấn mạnh.

Cũng tại phiên họp sáng nay, các đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận về một số nội dung như: Cơ chế giao quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng là kết quả của nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước; việc thu hẹp đối tượng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ; việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca; về kiểm soát an ninh đối với sáng chế trước khi nộp đơn đăng ký ở nước ngoài; điều kiện hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp; hạn chế quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng; trách nhiệm pháp lý về quyền tác giả, quyền liên quan đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian.

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đổi tên Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh thành Bộ Chỉ huy quân sự TP. Huế

Ngày 30/12, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ công bố Quyết định của Bộ Quốc phòng về việc thay đổi tên gọi đơn vị, sáp nhập, giải thể và thành lập mới. Tham dự có Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Đổi tên Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh thành Bộ Chỉ huy quân sự TP Huế
Sớm đưa các luật, nghị quyết vào cuộc sống

Chiều 25/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh chủ trì tại điểm cầu Thừa Thiên Huế.

Sớm đưa các luật, nghị quyết vào cuộc sống

TIN MỚI

Return to top