ClockThứ Bảy, 11/05/2019 10:41

Khai thác thủy sản có trách nhiệm

TTH - Việt Nam là quốc gia biển với 28 tỉnh duyên hải/63 tỉnh thành phố có biển, và khai thác thủy sản là một trong những ngành kinh tế quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội các địa phương ven biển nói riêng, cả nước nói chung.

Dự kiến, trong tháng 5/2019, Đoàn Thanh tra Tổng vụ các vấn đề về Biển và Thủy sản của Ủy ban châu Âu (EC) sẽ sang Việt Nam kiểm tra tình hình triển khai thực hiện các khuyến nghị của EC về vấn đề chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU). Điều này có ý nghĩa quan trọng, không chỉ tháo gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của EC đối với thủy sản Việt Nam, mà còn có tác động rất lớn đến phát triển nghề cá bền vững, hiệu quả của nước ta nói chung, Thừa Thiên Huế nói riêng.

Việt Nam là quốc gia biển với 28 tỉnh duyên hải/63 tỉnh thành phố có biển, và  khai thác thủy sản là một trong những ngành kinh tế quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội các địa phương ven biển nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, một thời gian dài, chúng ta chú trọng đầu tư tàu to, máy lớn, còn công tác quản lý hoạt động khai thác chưa được quan tâm đúng mức, chưa tuân thủ theo các quy định quốc tế, vi phạm các quy định IUU. Hệ quả, ngày 23/10/2017 EC đã rút "thẻ vàng" đối với thuỷ sản khai thác của Việt Nam và đưa ra 9 khuyến nghị mà Việt Nam cần khắc phục trong thời gian 6 tháng (đến ngày 23/4/2018).

Sau “thẻ vàng” cảnh báo của EC, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực, chỉ đạo quyết liệt từ Trung ương đến địa phương triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để khắc phục 9 khuyến nghị mà EC đưa ra nhằm tiến tới gỡ "thẻ vàng"; đồng thời hướng tới một nghề cá có trách nhiệm. Tuy nhiên, trong đợt kiểm tra tháng 5/2018, dù ghi nhận những nỗ lực, sự vào cuộc tích cực của các cơ quan Trung ương trong việc tuân thủ các quy định về IUU, nhưng khi kiểm tra thực địa, Đoàn kiểm tra của EC cho rằng, tình hình thực hiện chống khai thác IUU của Việt Nam triển khai trên thực tiễn tại các địa phương còn chưa được cải thiện đáng kể. Trong 4 nội dung mà EC khuyến nghị vẫn chưa đáp ứng, nổi lên là tình hình tàu cá và ngư dân vi phạm khai thác hải sản trái phép ở các nước trong khu vực biển Đông vẫn còn tiếp diễn, diễn biến phức tạp; hầu hết các hồ sơ xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thuỷ sản được kiểm tra không đáp ứng được yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, các lỗi được phát hiện trong quá trình kiểm tra phần lớn đều nằm trong lỗi hệ thống kiểm soát trong chuỗi; cơ sở vật chất hạ tầng chưa đáp ứng; nguồn nhân lực cho quản trị… còn rất nhiều vấn đề.

Nhìn vào thực tế Thừa Thiên Huế chúng ta sẽ cũng thấy rõ điều này. Trong khi đội tàu đánh bắt xa bờ phát triển nhanh (theo đề án tái cơ cấu nông nghiệp bền vững gắn với xây dựng nông thôn đến năm 2020, tỉnh xác định nâng đội tàu đánh bắt xa bờ từ  400 chiếc lên 600 chiếc và nâng tỷ trọng sản lượng khai thác xa bờ đạt trên 70%), hạ tầng nghề cá lại đầu tư không theo kịp. Điển hình là cảng cá Thuận An vừa xuống cấp vừa không đủ năng lực đón cá tàu công suất lớn. Các cơ sở hậu cần nghề cá còn yếu. Việc ghi chép của ngư dân về nguồn gốc thủy sản không đảm bảo yêu cầu truy xuất nguồn gốc. Tình trạng đánh bắt hủy diệt bằng nghề giã cào diễn biến phức tạp, chưa ngăn chặn triệt để.

Để khắc phục tình trạng trên, Chủ tịch UBND tỉnh vừa có Công văn số 2672/UBND-NN, yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh và UBND các huyện, thị xã và TP. Huế xử lý nghiêm các tàu cá vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; đặc biệt tập trung ngăn chặn, chấm dứt ngay tình trạng tàu cá và ngư dân địa phương khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài. Đồng thời, yêu cầu các đơn vị, địa phương chủ động đề xuất tăng cường nguồn lực về cơ sở vật chất, nhân lực, nâng cao công tác phòng, chống khai thác IUU, đạt hiệu quả, tiến tới sớm chấm dứt tình trạng khai thác IUU.

Hoàng Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trách nhiệm và cống hiến

“Nhiều thanh niên đã tự nguyện viết đơn tình nguyện nhập ngũ để sẵn sàng bảo vệ quê hương, đất nước. Đây không chỉ là truyền thống quê hương, mà còn là sự lan tỏa từ mô hình “Dòng họ không có người vi phạm Luật Nghĩa vụ quân sự” (NVQS) trên địa bàn huyện”, Trung tá Nguyễn Mạnh Tuấn, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự huyện Quảng Điền khẳng định.

Trách nhiệm và cống hiến
Trách nhiệm và tâm huyết

Ngày 1/1/2025, vùng đất Cố đô đánh dấu một mốc son lịch sử mới khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Vinh dự và tự hào là cảm xúc chung của cả hệ thống chính trị và người dân thành phố Huế trực thuộc Trung ương; cùng với đó là tinh thần nỗ lực, phấn đấu hơn nữa để xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

Trách nhiệm và tâm huyết
Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

TIN MỚI

Return to top