ClockThứ Sáu, 14/07/2017 12:19

HĐND tỉnh thảo luận và thông qua nhiều nghị quyết quan trọng

TTH.VN - Ngoài thông qua 7 nghị quyết quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí và lệ phí, HĐND tỉnh còn thông qua các Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2017, kết quả giám sát về thực hiện chính sách pháp luật đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2010-2016...
Các đại biểu biểu quyết thông qua Nghị quyết phát triển kinh tế- xã hội 6 tháng cuối năm 2017

Sáng 14/7, UVTW Đảng, Bí Thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu, HĐND tỉnh chủ trì thảo luận thông qua các nghị quyết về kinh tế - xã hội và đời sống dân sinh.

Tăng cường công tác hậu kiểm sau cấp mỏ

Theo các đại biểu, công tác hậu kiểm sau khi cấp mỏ khoáng sản cần được giám sát chặt

Theo dự thảo Nghị quyết về Qui hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản đến năm 2020 định hướng đến năm 2030, toàn tỉnh có 21 mỏ đá (tổng diện tích 157,397 ha) làm vật liệu xây dựng thông thường với trữ lượng 47.052.893 m3; 2 mỏ than bùn (tổng diện tích 145,71 ha) với trữ lượng 1.808.369 tấn; 16 mỏ đất làm vật liệu san lấp (tổng diện tích 111,23 ha) với trữ lượng 8.865.728 m3; 4 mỏ đất sét làm nguyên liệu gạch ngói (tổng diện tích 23,94 ha) với trữ lượng 1.394.212 m3; 5 mỏ khoáng sản phân tán nhỏ, lẻ (đã hoặc đang thực hiện thăm dò) với tổng diện tích 37,038 ha.

Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế- Ngân sách HĐND tỉnh chỉ ra, tình trạng vi phạm trong lĩnh vực khoáng sản diễn ra khá phổ biến ở nhiều địa phương, làm thất thoát tài nguyên, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh về giá khoáng sản (đất làm vật liệu san lấp, đất sét...), gây bức xúc trong Nhân dân, nhất là hoạt động khai thác khoáng sản trái phép.

Từ 1/7/2011 đến ngày 20/6/2017, Sở TN& MT triển khai nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực khoáng sản, ban hành 122 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 31 tổ chức và 91 cá nhân, với tổng mức xử phạt tiền là 598 triệu đồng. Ngoài ra, Công an tỉnh đã chuyển giao 409 trường hợp để Sở TN& MT xem xét, xử lý, qua đó, đã tiếp tục ban hành 409 Quyết định xử phạt đối với 61 tổ chức và 348 cá nhân với số tiền phạt là 2,216 tỷ đồng.

Công tác hậu kiểm sau cấp phép khai thác mỏ của các cơ quan cấp phép chưa thực hiện thường xuyên. Vai trò giám sát, kiểm tra của chính quyền địa phương, nhất là cấp xã có quy hoạch mỏ khoáng sản trên địa bàn rất quan trọng, song chưa được thực hiện tốt.

Trên cơ sở đánh giá và dự báo nhu cầu khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh của UBND tỉnh, các đại biểu HĐND tỉnh  tán thành việc quy hoạch 86 mỏ khoáng sản với diện tích khai thác mỏ với diện tích là 1.313,875 ha (28 khu vực mỏ đá làm vật liệu xây dựng thông thường, 15 khu vực mỏ sét gạch ngói, 3 khu vực mỏ than bùn, 5 khu vực mỏ phân tán nhỏ lẻ và 35 mỏ đất làm vật liệu san lấp).

Sau khi Nghị quyết được HĐND tỉnh thông qua, đề nghị UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo các ngành liên quan tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với công tác hậu kiểm sau cấp phép; giám sát tình hình thực hiện phục hồi môi trường; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật trong hoạt động khoảng sản theo quy định nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn.

Thông qua 7 nghị quyết về phí và lệ phí

Theo Đại biểu Trần Đức Minh, muốn du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, cần tăng cường quảng bá điểm đến

Sáng nay, HĐND tỉnh thảo luận và thông qua 7 nghị quyết quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí và lệ phí: Phí tham quan di tích lịch sử văn hóa Huế thuộc quần thể di tích Cố đô Huế; phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố; phí bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống trên địa bàn tỉnh; lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Thừa Thiên Huế; lệ phí cấp giấy phép xây dựng địa bàn tỉnh; lệ phí đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh; lệ phí đăng ký cư trú, lệ phí cấp chứng minh nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, các nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2017; kết quả giám sát về thực hiện chính sách pháp luật đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2010-2016; kết quả giám sát về tình hình kết quả sử dụng đất của các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2016 cũng được HĐND tỉnh thông qua.

Trong phần thảo luận, các đại biểu tập trung nêu nguyên nhân về việc lĩnh vực du lịch mặc dầu được kỳ vọng nhiều nhưng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh, đưa ngành du lịch phát triển xứng tầm. Các ý kiến cho rằng cần tổ chức các đợt giới thiệu quảng bá các sản phẩm du lịch tại các thị trường khách nội địa lớn và các đơn vị lữ hành quốc tế; quảng bá du lịch đi đôi với quảng bá văn hóa Huế; duy trì các đường bay đã có và mở thêm một số đường bay mới; đầu tư các khu vui chơi, giải trí, nâng tầm các dịch vụ du lịch về đêm. Tiếp tục chấn chỉnh môi trường du lịch, giải quyết dứt điểm vấn đề chèo kéo, ăn xin tại các điểm du lịch; vận động doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước đăng ký tham gia đề án xã hội hóa nhà vệ sinh cộng đồng miễn phí cho du khách...

Chất vấn về dự án cải tạo môi trường nước

Dự án cải thiện môi trường nước được nhiều đại biểu quan tâm

Chiều nay, HĐND bước vào phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Đến sáng nay (14/7), Chủ tọa kỳ họp nhận được 5 câu hỏi chất vấn của các đại biểu.

Đáng chú ý là tình hình gia tăng đột biến của người nghiện ma túy 6 tháng đầu năm 2017 (tăng gần 20%); du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn những vẫn chưa tương xứng; tình trạng ô nhiễm môi trường trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; Các giải pháp lớn nhằm cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trong “Năm Doanh nghiệp 2017” và những năm tiếp theo...

Đáng chú ý, đại biểu Lưu Đức Hoàn, Phó Trưởng ban Kinh tế - ngân sách HĐND cho rằng, tại kỳ họp trước (kỳ họp thứ 3), bản thân ông đã chất vấn UBND tỉnh về tiến độ triển khai dự án cải thiện môi trường nước TP. Huế. UBND TP. Huế đã thừa ủy quyền UBND tỉnh trả lời và đưa ra các giải pháp thực hiện án đúng tiến độ, đảm bảo hoàn thành vào cuối năm 2018 theo đúng cam kết với nhà tài trợ.

“Tuy nhiên, qua theo dõi tình hình triển khai thực tế và phản ánh của nhiều cử tri cho thấy tiến độ thực hiện các hạng mục của dự án này còn chậm, nhiều tuyến đường đang còn ngổn ngang, việc hoàn trả mặt đường chưa đảm bảo yêu cầu đã ảnh hưởng mỹ quan đô thị cũng như giao thông đi lại của người dân”- ông Lưu Đức Hoàn cho biết.

Đại biểu Lưu Đức Hoàn đề nghị UBND tỉnh giải trình về tiến độ triển khai dự án, số vốn đã giải ngân đến nay so với vốn đã bố trí và so với tổng mức đầu tư của dự án và các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo hoàn thành dự án trong năm 2018.

Bài, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng với “Tâm thế mới, tinh thần mới, động lực mới”

Ngày 5/12, dưới sự chủ trì của UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Bí thư Đảng ủy Quân sự (ĐUQS) tỉnh Lê Trường Lưu, ĐUQS tỉnh tổ chức hội nghị ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng đảng bộ năm 2025.

Thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng với “Tâm thế mới, tinh thần mới, động lực mới”
Xây dựng phương án nhân sự cho Đại hội Đảng các cấp

Sáng 1/10, Đảng ủy Quân sự (ĐUQS) tỉnh tổ chức Hội nghị ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quý IV năm 2024. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Bí thư ĐUQS tỉnh Lê Trường Lưu chủ trì hội nghị. Tham dự có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Xây dựng phương án nhân sự cho Đại hội Đảng các cấp
Tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh cho độc lập dân tộc

Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), sáng 25/7, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN tỉnh; Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN TP Huế; lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể, các đơn vị lực lượng lượng vũ trang và các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh đã đến viếng, dâng hoa, dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP. Huế.

Tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh cho độc lập dân tộc

TIN MỚI

Return to top