ClockThứ Bảy, 09/06/2018 14:36

Đề xuất lùi thông qua dự luật về đặc khu nhận được đồng thuận cao

Việc Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét cho lùi việc thông qua dự luật về đặc khu tại kỳ họp này đã nhận được được sự ủng hộ và đồng tình cao của đại biểu Quốc hội và cử tri.

Lùi Dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt sang kỳ họp sauBỏ quy định cho thuê đất tới 99 năm tại đặc khuĐặc khu kinh tế - Cực tăng trưởng mớiThủ tướng: Lắng nghe để điều chỉnh thời gian cho thuê đất đặc khuLuật về Đặc khu kinh tế cần hướng đến ổn định, minh bạch chính sách

Chính phủ hết sức lắng nghe, cầu thị

Theo đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên), dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của đại biểu Quốc hội và cử tri trong thời gian qua. Việc Chính phủ đề nghị lùi thời gian thông qua dự thảo luật đã thể hiện việc Chính phủ hết sức lắng nghe ý kiến của đại biểu, nhân dân và cử tri.

Đại biểu Hiền cho biết, trong quá trình thảo luận trên nghị trường, không riêng gì cá nhân đại biểu mà các đại biểu khác cũng có những tâm tư, phân vân và muốn ban soạn thảo luật phải có những giải trình, giải đáp thỏa đáng. Các đại biểu rất thận trọng và cân nhắc kỹ lượng vì đây không chỉ là lợi ích của quốc gia mà còn là tâm tư, nguyện vọng của người dân. Các đại biểu lắng nghe dư luận, theo dõi diến biến phản ứng của dư luận xã hội, tâm tư của cử tri.

“Tôi đã nhận được nhiều tin nhắn của cả cử tri Phú Yên và cử tri Hà Nội mong muốn Quốc hội phải xem xét thận trọng và mong muốn Quốc hội phải đặt mình vào dân để cân nhắc việc nhấn nút”, đại biểu Phạm Thị Minh Hiền cho biết.

Do đó, theo đại biểu Hiền, động thái mới nhất của Chính phủ như vậy là lời giải đáp thỏa đáng với Quốc hội và cử tri, để từ đó sẽ tiếp tục xem xét, hoàn chỉnh dự luật. “Đây không chỉ là vấn đề liên quan đến cho thuê đất 99 năm mà còn nhiều điều khoản khác nữa. Vì vậy dự thảo Luật cần phải hoàn thiện hơn để khi nhấn nút thông qua thì Luật phải thuyết phục và phải nhận được sự đồng thuận giữa ý chí của người dân và ý chí của Đảng, Nhà nước”, đại biểu Phạm Thị Minh Hiền nhấn mạnh.

Chính phủ đề xuất xem xét lùi thời gian thông qua Luật về đặc khu. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN

Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cũng khẳng định, việc Chính phủ thống nhất với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội xem xét lùi dự án Luật về đặc khu sang kỳ họp thứ 6 và khẳng định không có thời hạn thuê đất đến 99 năm chứng tỏ Chính phủ hết sức lắng nghe ý kiến của cử tri, nhân dân, Quốc hội. Điều này thể hiện rõ tinh thần Chính phủ phục vụ, quyết định của Chính phủ không phải là ý chí chủ quan mà thể hiện ý chí của nhân dân, nguyện vọng của nhân dân, vì hạnh phúc của nhân dân.

Đại biểu Hoàng Văn Cường cũng cho biết, luật này đã được Chính phủ chỉ đạo tích cực, soạn thảo và thẩm định, ra nhiều văn bản nhưng qua ý kiến của đại biểu Quốc hội và cử tri thì thấy còn nhiều vấn đề cần phải được nghiên cứu kỹ hơn. Luật đặc khu là một vấn đề mới, lần đầu tiên chúng ta làm nên việc Chính phủ quyết định dừng lại là sự cẩn trọng để cân nhắc kỹ, lường trước những rủi ro, nguy cơ có thể xảy ra.

“Đây là việc đảm bảo độ tin cậy cao hơn mặc dù việc chúng ta ra đời Luật đặc khu là chậm rồi, cần phải đẩy nhanh. Nhưng cũng không có nghĩa đẩy nhanh là chúng ta bỏ qua những thứ mà chúng ta còn băn khoăn. Tôi nghĩ rằng quyết định của Chính phủ đúng đắn hợp với tâm tư của đại biểu Quốc hội và cử tri”, đại biểu Hoàng Văn Cường nhấn mạnh.

Đồng tình với quyết định của Chính phủ, đại biểu Bùi Văn Xuyền, Uỷ viên thường trực Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội cũng cho rằng động thái này cho thấy Chính phủ cầu thị, lắng nghe ý kiến đại biểu và cử tri. Chất lượng và tính khả thi của dự luật vẫn là yêu cầu hàng đầu. Ý kiến của cử tri và đại biểu Quốc hội có thể góp ý cho Chính phủ.

“Việc lùi này là bình thường, không ảnh hưởng gì đến nội dung kỳ họp lần này. Từ kỳ họp thứ 2-3-4 đã có những luật đưa ra Quốc hội thảo luận rồi lại phải lùi lại thêm một kỳ nữa do chưa được đồng thuận như Luật Tố cáo, Luật Phòng chống tham nhũng. Có luật phải lùi lại chưa rõ thời hạn trình lại được như Luật về Hội. Không phải cứ trình ra là được thông qua ngay”, ông Bùi Văn Xuyền cho biết.

Cũng theo đại biểu này, đây là dự án luật mới, quyết định những vấn đề mới chưa từng có tiền lệ nên không phải bàn một lúc là xong được. Kể cả khi ban hành rồi vẫn phải chỉnh sửa, bổ sung.

“Ta mới chỉ có các khu kinh tế, nay học tập kinh nghiệm các nước để làm. Nhưng ngay Hàn Quốc cũng phải sửa luật 6 lần trong vòng 10 năm nên việc dự luật này có nhiều ý kiến khác nhau là rất bình thường”, đại biểu cho hay.

Cần hoàn thiện hơn dự thảo luật

Thể hiện sự đồng tình cao với quyết định của Chính phủ về việc đề xuất lùi thời hạn thông qua dự thảo luật về đặc khu, cử tri Bùi Thị An (Hà Nội), nguyên đại biểu Quốc hội khóa XIII cho rằng Chính phủ đã thể hiện rõ là Chính phủ vì dân, lắng nghe, hiểu và vì quyền lợi của dân.

Theo bà Bùi Thị An, đặc khu với thế giới không mới, nhưng với Việt Nam là mới. Để có thể hoàn thiện hơn dự thảo luật, cần tham khảo lại bước đi của những đặc khu mà thế giới họ đã làm, đánh giá lại một cách toàn diện bài học của thế giới về thành công và thất bại của đặc khu. Sau đó là nhìn lại thực tiễn của nước ra, trước hết là vị trí địa lý,tiếp đến là nhu cầu phát triển trong thời điểm cách mạng 4.0; tuân thủ nguyên tắc phát triển đặc khu để phát triển kinh tế bền vững của đất nước,gắn với bảo vệ chủ quyền, hài hòa lợi ích 3 bên: nhà nước-doanh nghiệp-người dân.

Còn theo đại biểu Bùi Văn Xuyền, ngoài nội dung về thời hạn cho thuê đất, dự thảo luật này khi lại bàn thêm cần tập trung vào cơ chế, chính sách cho các nhà đầu tư để đủ tính cạnh tranh. Môi trường đầu tư kinh doanh, cơ chế hành chính cũng đều là những nội dung chưa có tiền lệ nên cần bàn thêm.

“Cần nghiên cứu tổ chức bộ máy chính quyền tại các đặc khu. Giao quyền cho trưởng đặc khu thì cần giám sát, vận hành, tổ chức cán bộ như thế nào cần nghiên cứu thêm nữa. Điều này quyết định sự thành công của đặc khu”, đại biểu Bùi Văn Xuyền đề nghị.

Đại biểu Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đây mới là thông báo của phía Chính phủ. Khi có văn bản chính thức, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ có tờ trình đưa ra Quốc hội xin rút hay xin sửa Luật về đặc khu và phải được đại biểu Quốc hội thông qua.

Sáng nay, theo thông tin từ Văn phòng Chính phủ, sau khi tiếp thu các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các vị đại biểu Quốc hội, các nhà khoa học, nhà kinh tế, chuyên gia, cử tri và nhân dân cả nước, Chính phủ đã thống nhất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội xem xét, cho lùi việc thông qua Dự án Luật này từ Kỳ họp thứ 5 sang Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV để có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện.

Việc này cũng nhằm bảo đảm dự án Luật khi trình Quốc hội thông qua đáp ứng được các yêu cầu, nguyện vọng của các vị đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân, xây dựng thành công 3 đặc khu, giữ vững an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia. Riêng về vấn đề thời hạn cho thuê đất, sẽ xem xét, trình Quốc hội cho áp dụng như các quy định của Luật đất đai, không quy định trường hợp đặc biệt kéo dài đến 99 năm. 

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sớm đưa các luật, nghị quyết vào cuộc sống

Chiều 25/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh chủ trì tại điểm cầu Thừa Thiên Huế.

Sớm đưa các luật, nghị quyết vào cuộc sống
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Sáng 20/12, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8, bao gồm: Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Di sản văn hóa; Luật Công chứng; Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Công đoàn; Luật Dữ liệu; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Phòng, chống mua bán người.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

TIN MỚI

Return to top