ClockThứ Hai, 18/10/2021 09:58

Cần một quy trình hợp lý

Cơ sở nào cho mức tăng trưởng 25%/nămPhát huy tối đa tiềm lực, lợi thế của thành phố mở rộng

Công trình sửa chữa, nâng cấp đường Tôn Thất Thiệp (TP. Huế) vừa được khởi công mới hơn một tuần nay. Kỳ vọng công trình khi hoàn thành, với hệ thống đường ống thoát nước được lắp đặt sẽ chấm dứt tình trạng nước đọng mặt đường vốn cố hữu lâu nay. Tuy nhiên, người dân chưa kịp vui mừng thì mưa xuống, công trường phải tạm ngưng; bùn đất trong quá trình thi công bám trên mặt đường làm tuyến đường càng thêm nhếch nhác...

Điều đáng nói đây không phải chỉ là công trình đơn lẻ đợi đến mùa mưa mới khởi công mà đang diễn ra khá phổ biến ở nhiều công trình khác, nhất là những công trình sử dụng nguồn vốn đầu tư công. Nó phụ thuộc vào các nguyên nhân như quá trình thiết kế, lập dự án, kế hoạch phân bổ vốn, giải phóng mặt bằng, đấu thầu và cả năng lực của đơn vị thi công; trong đó, việc giải ngân vốn mang yếu tố quyết định…

Số liệu được công bố cho thấy, giải ngân vốn xây dựng cơ bản 9 tháng đầu năm 2021 của TP. Huế ước đạt 264,2/314,2 tỷ đồng, đạt 84,1% kế hoạch. Các dự án đã và đang triển khai trên địa bàn thành phố từ đầu năm đến nay đã hoàn thành 60/85 chương trình, đề án, kế hoạch, đạt tỷ lệ 70,58%... Như vậy, những dự án, hạng mục công trình phải triển khai thi công trong mùa mưa còn khá nhiều.

Trên địa bàn toàn tỉnh, riêng vốn đầu tư công năm 2021 được Thủ tướng giao là 3.613 tỷ đồng; giải ngân đến 20/8 chỉ khoảng 39,3% kế hoạch. Con số này cũng tương đương với cả nước. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tình hình thực hiện giải ngân 8 tháng đầu năm 2021 cả nước đạt 183.320 tỷ đồng, đạt 39,74% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Nguyên nhân chậm giải ngân vốn đầu tư từ nguồn ngân sách được Tổng Cục thống kê giải thích bao gồm: Công tác phân bổ, giao chi tiết kế hoạch đầu tư vốn tại các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương chậm; vướng mắc trong đầu tư chậm được xử lý như giải phóng mặt bằng, tái định cư tại một số dự án. Một số dự án ODA vẫn đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục gia hạn, hồ sơ thiết kế, thẩm định... Bên cạnh đó, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, còn có các nguyên nhân về năng lực chủ đầu tư, nhà thầu; niên độ ngân sách nhà nước là 1 năm, giao kế hoạch vốn đầu năm, quyết toán cuối năm, nên kế hoạch thực hiện, thi công xây dựng các công trình, dự án cũng phụ thuộc vào kế hoạch vốn…

Thực tế cho thấy, tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản và các thủ tục để được giải ngân vốn từ Trung ương đến địa phương đang phụ thuộc lẫn nhau. Sự chậm trễ chung không chỉ ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế, kéo lùi các dòng vốn đối ứng, cũng như kế hoạch, tiến độ các dự án… mà thường đẩy các công trình phải khởi công hoặc tái thi công vào dịp cuối năm, khi thời gian này là mùa mưa. Nên chăng, cần có sự thay đổi quy trình hợp lý, từ khâu lên kế hoạch xây dựng, đăng ký nguồn vốn và các thủ tục liên quan sớm hơn; có thể các thủ tục này được triển khai trong mùa mưa năm trước để đến mùa nắng năm sau triển khai xây dựng, nhằm hạn chế những tác động do thiên tai gây ra.

Đặng Thành

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Các chủ đầu tư dự án phải sớm tiến hành điều chỉnh thủ tục liên quan

Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo Nghị quyết số 1314 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ làm thay đổi thông tin về địa điểm thực hiện dự án để đảm bảo các vấn đề liên quan đến triển khai các thủ tục, giải ngân vốn đầu tư công, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đã có văn bản yêu cầu các chủ đầu tư dự án phải tiến hành các thủ tục điều chỉnh dự án theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng và các quy định khác có liên quan trước ngày 15/1/2025.

Các chủ đầu tư dự án phải sớm tiến hành điều chỉnh thủ tục liên quan
Các dự án giao thông chạy “nước rút” thi công, giải ngân

Thời điểm cuối năm này, các chủ đầu tư/Ban Quản lý dự án thuộc Bộ Giao thông vận tải đang tập trung cao độ, phối hợp với nhà thầu thi công tăng tốc tiến độ thi công các hạng mục, dự án nhằm chạy “nước rút” về khối lượng giải ngân vốn đầu tư công.

Các dự án giao thông chạy “nước rút” thi công, giải ngân
Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công cuối năm

Để hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt trên 95% mục tiêu Thủ tướng Chính phủ giao, các chuyên gia kinh tế đề xuất giao trách nhiệm cho từng bộ, ngành, địa phương tăng tốc thực hiện.

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công cuối năm
Thủ tướng: Thực hiện '5 quyết tâm', '5 bảo đảm' trong giải ngân đầu tư công

Sáng 16/7, kết luận Hội nghị toàn quốc về thúc đẩy đầu tư công năm 2024 được kết nối giữa điểm cầu trụ sở Chính phủ với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương thực hiện “5 quyết tâm”, “5 bảo đảm” để thúc đẩy giải ngân đầu tư công thời gian tới, nhất là đạt 95% theo kế hoạch năm 2024.

Thủ tướng Thực hiện 5 quyết tâm , 5 bảo đảm trong giải ngân đầu tư công

TIN MỚI

Return to top