ClockThứ Sáu, 12/05/2023 16:15

Các nghị quyết được thông qua xuất phát từ nhu cầu thực tiễn

Kỳ họp chuyên đề lần thứ 11, HĐND tỉnh khóa VIII diễn ra chiều 12/5 đã xem xét, thông qua 13 nghị quyết. Trong đó có nhiều nghị quyết liên quan đến điều chỉnh, bổ sung kế hoạch vốn.

Cử tri Phú Vang đề xuất các ý kiến liên quan hạ tầng giao thôngCác nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hộiKỳ họp chuyên đề lần thứ 8 của HĐND tỉnh: Thông qua 11 nghị quyết

UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân chủ trì kỳ họp.

leftcenterrightdel
Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu phát biểu khai mạc kỳ họp 

Điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án đầu tư công

Tại kỳ họp, UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh xem xét phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư 2 dự án (DA): Nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Gia Thiều, TP. Huế và  Đường Vành đai 3.

Qua thẩm tra, Ban Kinh tế - Ngân sách của HĐND tỉnh cho rằng, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị lập báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư các DA đảm bảo đúng quy trình, thủ tục theo quy định của Luật Đầu tư công. Ban thống nhất với đề xuất của UBND tỉnh.

Theo đó, DA Nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Gia Thiều, TP. Huế được HĐND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 02/NQ-HĐND ngày 26/2/2021 có tổng mức đầu tư 165,212 tỷ đồng, quy mô đầu tư hoàn thiện tuyến đường có chiều dài khoảng 1,166km (điểm đầu tiếp giáp cầu Chợ Dinh và điểm cuối tiếp giáp cầu Bãi Dâu) gồm 2 đoạn: Đoạn từ cầu Bãi Dâu đến ngã tư đường Ngô Kha dài 547,3m có mặt cắt rộng 36m (3m + 10,5m + 0,5m + 10,5m + 3m); đoạn từ đường Ngô Kha đến cầu Chợ Dinh dài 619m có mặt cắt rộng 27,5m (3m + 10,5m + 0,5m + 10,5m + 3m). 

DA đang thực hiện công tác giải phóng mặt bằng với luỹ kế vốn thực hiện đến nay là 1,04 tỷ đồng/55,640 tỷ đồng vốn bố trí (vốn bố trí năm 2023 là 40 tỷ đồng).

Theo Ban Kinh tế – Ngân sách, quá trình thực hiện DA có một số nội dung phát sinh cần điều chỉnh nhằm đảm bảo phù hợp với thực tế triển khai thi công như, bổ sung hạng mục hạ ngầm hệ thống cấp điện sinh hoạt, đường dây trung thế, trạm biếm áp để phù hợp với quy hoạch; điều chỉnh tăng bề rộng dãi phân cách từ 0,5m (vạch sơn) thành 2m (dãi phân cách cứng để trồng cây xanh, bố trí hệ thống điện), quy mô mặt cắt đường không thay đổi;  điều chỉnh đơn giá vật liệu, nhân công, máy thi công, đơn giá đền bù, giải phóng mặt bằng.

Việc điều chỉnh DA làm tăng tổng mức đầu tư thành 187,628 tỷ đồng (tăng 22,416 tỷ đồng).

Đối với DA Đường Vành đai 3 được HĐND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 171/NQ-HĐND ngày 23/12/2020 và phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 107/NQ-HĐND ngày 14/10/2021 có tổng mức đầu tư là 750,760 tỷ đồng, quy mô đầu tư xây dựng tuyến đường dài khoảng 8,3km có mặt cắt ngang tuyến rộng 43m với điểm đầu giao Quốc lộ 1A tại Km816+830 (khu vực nút giao Tỉnh lộ 8B) và điểm cuối giao Quốc lộ 49A tại Km19+170 (ngã ba đường Võ Văn Kiệt và đường Minh Mạng).

Đến nay, DA đang thực hiện bước lập các thủ tục đầu tư để trình UBND tỉnh phê duyệt dự án theo quy định.

Tuy nhiên, qua quá trình rà soát DA có phát sinh nội dung điều chỉnh điểm đầu tuyến tại nút giao đường Nguyễn Văn Linh với Quốc lộ 1 (điểm cuối không đổi) nhằm đảm bảo phù hợp với thực tế triển khai thi công, đảm bảo phù hợp với quy hoạch và phát huy hiệu quả kinh tế, xã hội khi DA đi vào hoạt động.

Việc điều chỉnh này làm giảm chiều dài tuyến còn 6,5km (giảm 1,8km) (trong đó: bổ sung 0,65km đoạn nối từ nút giao đường Nguyễn Văn Linh - QL1 đến giao tuyến Vành Đai 3 và giảm 2,45km đoạn tuyến phía Bắc từ QL1 (cạnh Trường Đặng Huy Trứ) đến giao đường Nguyễn Văn Linh nối dài) nhưng không làm thay đổi tổng mức đầu tư.

leftcenterrightdel
Quang cảnh kỳ họp 

Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch vốn

Ngoài 2 nội dung trên, UBND tỉnh còn trình HĐND tỉnh xem xét 11 nội dung khác, trong đó, đáng chú ý là việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 từ nguồn vượt thu phí tham quan di tích năm 2022; việc giao kế hoạch đầu tư từ nguồn bội chi ngân sách địa phương (vốn vay lại) năm 2023; bổ sung kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương năm 2023 thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; điều chỉnh kế hoạch vốn năm 2023 nguồn vượt thu phí tham quan di tích năm 2022; nguồn vốn ngân sách địa phương tỉnh; nguồn kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai năm 2022 (đợt 2); điều chỉnh, bổ sung kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; quy định mức hỗ trợ nhà ở thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế….

Qúa trình thẩm tra, Ban Kinh tế – Ngân sách cơ bản nhất trí với các nội dung tờ trình của UBND tỉnh. Đối với việc giao kế hoạch đầu tư từ nguồn bội chi ngân sách địa phương (vốn vay lại) năm 2023, Ban Kinh tế – Ngân sách đề nghị, phần vốn còn lại chưa triển khai là 234,502 tỷ đồng, UBND tỉnh cần chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phối hợp với các Bộ ngành liên quan hoàn thành thủ tục bố trí vốn thực hiện DA.

Thảo luận về tờ trình về kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2022 sang năm 2023 nguồn vốn ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã quản lý, đại biểu Hà Văn Tuấn nêu ý kiến: HĐND tỉnh cần có kiến nghị Chính phủ sửa điều 40 nghị định 40, hướng dẫn thi hành luật đầu tư công để tăng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công.

Tát cả các nội dung UBND tỉnh trình HĐND tỉnh đều được thông qua với tỉ lệ thống nhất cao. Phát biểu bế mạc kỳ  họp, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu cho biết, HĐND tỉnh đã xem xét thông qua 13 nghị quyết. Để thực hiện tốt các nghị quyết của HĐND tỉnh, ông Lê Trường Lưu đề nghị UBND tỉnh khẩn trương chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả. 

LÊ THỌ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Luật Nhà giáo & sự mong chờ của giáo viên

Dự thảo Luật Nhà giáo với những chính sách mới, đột phá để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo nhận được sự quan tâm của đông đảo giáo viên. Những chính sách tốt hơn dành cho nhà giáo là động lực để họ yên tâm công tác, cống hiến với nghề.

Luật Nhà giáo  sự mong chờ của giáo viên
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Sáng 20/12, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8, bao gồm: Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Di sản văn hóa; Luật Công chứng; Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Công đoàn; Luật Dữ liệu; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Phòng, chống mua bán người.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

TIN MỚI

Return to top