ClockThứ Tư, 27/12/2023 16:38

80% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến

TTH.VN - Là một trong những mục tiêu đề ra với phát triển chính quyền số trong Kế hoạch chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 vừa được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành tại kế hoạch số 424/KH-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2023.
 GIới thiệu hoạt động của Hue-S tại Trung tâm Giám sát điều hành đô thị thông minh - "Trái tim" chuyển đổi số của Huế
Kế hoạch chuyển đổi số được tỉnh thực hiện với mục tiêu, triển khai các nội dung về phát triển chính quyền số, kinh tế số và phát triển xã hội số.

Kế hoạch cũng nêu rõ, phát triển chính quyền số với 100% các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh kết nối hạ tầng mạng băng thông rộng trên mạng chuyên dùng của Chính phủ để đáp ứng triển khai các dịch vụ số, đảm bảo an toàn thông tin. 50% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình. 80% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trực tuyến, người dân chỉ phải nhập dữ liệu một lần.100% người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống của các cấp chính quyền. Cơ quan hành chính nhà nước các cấp, các đơn vị cung cấp dịch vụ công thực hiện triển khai công tác số hóa phục vụ chuyển đổi mô hình công sở số; phấn đấu đạt 90% tiêu chí về hoàn thiện chính quyền số.

Đồng thời, phấn đấu chỉ số người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính đạt 90%. Các cơ quan chuyên ngành xây dựng dữ liệu số đạt 70% yêu cầu của ngành và đồng bộ thống nhất để tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số. 90% cơ quan nhà nước cấp tỉnh tham gia mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở phục vụ phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Tất cả hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của cơ quan nhà nước được thực hiện trên nền tảng quản trị tổng thể, thống nhất. 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số bởi chữ ký số chuyên dùng, trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật. 100% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, cấp huyện và 90% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

 Giới thiệu các giải pháp, ứng dụng chuyển đổi số tại Tuần Chuyển đổi số Huế 2023
Hệ thống báo cáo số được triển khai trong các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã; 95% công tác báo cáo được thực hiện trên hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.100% hồ sơ được tạo, lưu giữ, chia sẻ dữ liệu điện tử theo quy định.100% cơ quan nhà nước cấp tỉnh có nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung, có ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động.100% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản; 50% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu và công nghệ số.

Về phát triển kinh tế số, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu phấn đấu 90% doanh nghiệp ở các lĩnh vực, ngành nghề triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tham gia vào các hoạt động giao dịch điện tử trên môi trường mạng. Tỷ trọng kinh tế số đạt 15% GDP; Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt 60%; Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt khoảng 55% và Tỷ lệ nhân lực lao động kinh tế số trong lực lượng lao động đạt 1,7%.

Tỉnh cũng sẽ tiếp tục thúc đẩy phát triển doanh nghiệp số trong hệ thống Chuỗi công viên phần mềm tại Thừa Thiên Huế và thúc đẩy các hoạt động nhằm kêu gọi các doanh nghiệp công nghệ trong và ngoài nước đầu tư hoặc mở chi nhánh hoạt động trên địa bàn.

Về phát triển xã hội số, Thừa Thiên Huế phấn đấu tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 75%; công dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác đạt 75%; Dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân đạt trên 40%; Hộ gia đình được phủ mạng Internet băng rộng cáp quang đạt 80%; Người dân trưởng thành có sử dụng dịch vụ công trực tuyến đạt trên 50% và trên 30% dùng dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa. Ngoài ra,tỷ lệ người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử đạt 75%.Các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, giáo dục nghề nghiệp hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt 70%. Các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt 60%.

Kế hoạch cũng đề ra 12 nhóm nhiệm vụ và 5 giải pháp để triển khai thực hiện. Sở Thông tin và Truyền thông được tỉnh giao chủ trì; sở Kế hoạch và Đầu tư, sở Tài chính cân đối, bố trí lồng ghép vốn đầu tư các chương trình dự án để thực hiện Kế hoạch, đồng thời, các sở ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan phối hợp triển khai.

Thời gian qua, với việc lựa chọn mô hình phù hợp xu thế phát triển, cùng với sự nỗ lực quyết tâm của chính quyền, tỉnh Thừa Thiên Huế đã từng bước kiến tạo nên mô hình chuyển đổi số cấp tỉnh điển hình, được đánh giá dẫn đầu cả nước về hoạt động chính quyền số.

 

LIÊN MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Chỉnh trang hạ tầng, đưa Thuận Hóa xứng tầm quận trung tâm

Với mục tiêu xây dựng và phát triển quận Thuận Hóa trở thành quận trung tâm hành chính chính trị, văn hóa, dịch vụ du lịch…, giữ vai trò động lực phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của TP. Huế, UBND quận Thuận Hóa đẩy mạnh xây dựng hệ thống hạ tầng KT-XH đồng bộ, hiện đại, thân thiện với môi trường.

Chỉnh trang hạ tầng, đưa Thuận Hóa xứng tầm quận trung tâm
Hoàn thiện hạ tầng cho ngành giáo dục

Cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học và đẩy mạnh triển khai chủ trương đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), TP. Huế tăng cường đầu tư cơ sở vật chất (CSVC), hạ tầng trường lớp, xứng đáng là lá cờ đầu trong lĩnh vực GD&ĐT của tỉnh.

Hoàn thiện hạ tầng cho ngành giáo dục

TIN MỚI

Return to top