ClockThứ Sáu, 26/03/2021 16:28

Bạn trẻ nhặt rác, kêu gọi bảo vệ môi trường

TTH.VN - Một nhóm bạn trẻ lặng lẽ đi dọc theo các hành lang, các sân, sảnh, các khu vườn… để nhặt rác, kêu gọi mọi người không xả rác, cùng hành động bảo vệ môi trường.

Đoàn viên nghiệp đoàn hưởng ứng Ngày Chủ nhật xanhCông viên, tài sản cần chung tay gìn giữTiếp tục thực hiện Ngày Chủ nhật xanh trong trạng thái mớiTâm tư người nhặt rác

Các bạn trẻ đi dọc theo các bãi cỏ bên trong Đại Nội để nhặt rác

Ngày 26/3, Đại Nội Huế mở cửa miễn phí đón du khách và người dân đến tham quan. Giữa đám đông người tham quan, có một nhóm bạn trẻ trong trang phục màu xanh với khẩu hiệu trên áo “Người Việt Nam không xả rác” lặng lẽ đi dọc theo các tuyến tham quan để nhặt từng chai nhựa, túi ni lông...

Họ đến từ “Hội yêu rác”, hầu hết là các bạn trẻ, sinh viên đang theo học các trường CĐ, ĐH trên địa bàn TP. Huế. Hà Anh, sinh viên năm 3 Trường CĐ Y tế Huế và thành viên của hội vừa cặm cụi nhặt rác, vừa kể rằng dù chỉ mới tham gia hội một thời gian ngắn nhưng bạn đã nhiều lần tham gia nhặt rác ở các điểm công cộng, khu di sản, vùng quê.

Riêng ngày 26/3, cả hội quyết định vào bên trong Đại Nội Huế để tiện thể nhặt rác và tham quan di sản. Hà Anh cho biết, dù được bố trí rất nhiều thùng rác công cộng, nhưng vẫn có một vài du khách ném rác bừa bãi, gây ảnh hưởng môi trường và mỹ quan của di tích. “Việc nhặc rác của tụi em ở đây là chuyện phụ, nhưng trên hết, tụi em muốn mọi người thấy và kêu gọi mọi người ý thức, hành động để bảo vệ môi trường, bảo vệ di sản”, Hà Anh tâm sự.

Ngoài nhặc rác ở bên trong Đại Nội, các thành viên của hội di chuyển theo một số tuyến đường bên ngoài mà du khách thường xuyên di chuyển để dọn dẹp rác. Rác sau đó sẽ được tập trung và tập kết đến nơi đúng quy định.

“Hội yêu rác” được thành lập trên cả nước, riêng tại Huế có hơn 20 thành viên thường xuyên tham gia. Trước khi đến một điểm nào đó để nhặt rác, hội sẽ thông báo trước trên trang facebook. Các thành viên của nhóm tự chuẩn bị túi ni lông tự phân huỷ, bao tay, gắp rác… để tham gia hoạt động. Tại Huế, ngoài khu di sản, nhóm thường đến các nơi tập trung đông người như vùng biển, chùa chiền, thắng cảnh, công viên… kêu gọi chung tay bảo vệ môi trường.

Những hình ảnh được Thừa Thiên Huế Online ghi lại:

Dù bố trí rất nhiều thùng rác công cộng, nhưng thi thoảng có một số khách tham quan "bỏ quên" rác

Bên trong Trường Lang, nhiều du khách vui chơi chụp hình; bên ngoài, các bạn trẻ cặm cụi nhặt rác

Đa số rác là vỏ chai nhựa, ni lông, bịch sữa, vỏ kẹo...

Phút nghỉ ngơi trao đổi thông tin của các thành viên trong nhóm 

Chứng kiến các bạn nhặt rác, một số khách tham quan tỏ ra bất ngờ

Việc nhặt rác được các bạn trong nhóm bắt đầu từ sáng sớm và kết thúc vào trưa muộn

Tranh thủ trong quá trình nhặt rác, nhóm cũng tham quan, tìm hiểu về di sản Huế

 N. MINH (Thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp:
Khám phá “Đại Nội Vi Vu” qua lăng kính của DAVINC

Sau 8 năm sinh sống ở nước ngoài, Hiếu (DaVinC) – người con của Cố đô Huế – đã trở về và mang theo một dự án âm nhạc đầy ý nghĩa mang tên “Đại Nội Vi Vu”. Bài hát không chỉ là một tác phẩm âm nhạc đơn thuần, mà còn là một cột mốc đánh dấu sự trở về đầy cảm xúc của Hiếu, cũng như lời tri ân gửi đến mảnh đất Huế thân yêu.

Khám phá “Đại Nội Vi Vu” qua lăng kính của DAVINC
Nơi di sản “gặp gỡ” công nghệ

“Đế Đô Khảo cổ ký” - Dự án tiên phong trong việc kết hợp công nghệ và di sản hứa hẹn mở ra hướng phát triển mới cho công nghiệp văn hóa tại Việt Nam.

Nơi di sản “gặp gỡ” công nghệ
Hào quang thành phố di sản của Việt Nam

Việc xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương là quá trình nỗ lực, phấn đấu lâu dài từ năm 1996 của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thừa Thiên Huế. Và sau gần 30 năm, giờ đây ước nguyện và niềm mong mỏi ấy đã trở thành hiện thực.

Hào quang thành phố di sản của Việt Nam
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

TIN MỚI

Return to top