ClockThứ Bảy, 21/11/2015 11:03

Tăng cường biện pháp xử lý sau thanh tra

TTH - Trong những năm qua, Thanh tra tỉnh đã triển khai nhiều cuộc thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật và nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn. Qua đó, đã phát hiện nhiều thiếu sót, sai phạm trong quản lý kinh tế, những bất cập trong cơ chế, chính sách… kiến nghị thu hồi nộp ngân sách Nhà nước hàng tỷ đồng và xử lý các tập thể, cá nhân vi phạm; đề xuất sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách, góp phần tăng cường hiệu quả lãnh đạo, quản lý điều hành của Nhà nước.
 Một buổi công bố quyết định thanh tra của Thanh tra tỉnh tại Sở Tư pháp

Luật Thanh tra năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện kết luận thanh tra và cơ chế theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, tuy nhiên, việc chỉ đạo và thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra chưa được chấp hành nghiêm túc. Công tác chỉ đạo thực hiện chưa kiên quyết, còn buông lỏng, nên một số đối tượng thanh tra không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời hoặc trì hoãn. Tỷ lệ thu hồi tiền, tài sản sai phạm qua thanh tra hàng năm chưa cao, việc xử lý đối với các tập thể, cá nhân sai phạm chưa nghiêm, chưa kịp thời, gây khó khăn cho công tác điều hành của các cấp, các ngành.

Để chấn chỉnh kỷ cương hành chính Nhà nước, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động thanh tra, có nhiều biện pháp cần phải thực hiện tốt. Trước tiên, phải quán triệt nhận thức đầy đủ và chấp hành nghiêm chỉnh Luật Thanh tra năm 2010, tuân thủ đầy đủ, nghiêm túc Nghị định 33/2015/NĐ-CP ngày 27/3/2015 của Chính phủ quy định việc thực hiện kết luận thanh tra; Thông tư số 01/2013/TT-TTCP ngày 12/3/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định về hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị là đối tượng thanh tra và thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên của cơ quan, đơn vị là đối tượng thanh tra có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý của các cơ quan, tổ chức thanh tra, của người ra quyết định thanh tra đối với các sai phạm của tập thể, cá nhân thuộc phạm vi quản lý, phụ trách. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, cá nhân không thực hiện các kết luận, quyết định xử lý của các cơ quan, tổ chức thanh tra, người ra quyết định thanh tra hoặc của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Đối với các tổ chức, đơn vị hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có hành vi vi phạm, ngoài việc xử lý về tài chính thì tổ chức thanh tra, người ra quyết định thanh tra hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, thu hồi giấy phép kinh doanh, thu hồi chứng chỉ hành nghề, đình chỉ tham gia đấu thầu theo quy định của pháp luật và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Thủ trưởng của cơ quan, đơn vị có hành vi sau đây thì tùy mức độ vi phạm phải kiểm điểm và chịu hình thức xử lý, kỷ luật theo quy định của pháp luật: Không chỉ đạo tập thể, cá nhân có sai phạm kiểm điểm trách nhiệm để xử lý, kỷ luật theo kiến nghị xử lý của cơ quan có thẩm quyền; thủ trưởng cơ quan, đơn vị là đối tượng thanh tra đã kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật nhưng cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật không kịp thời, không ban hành quyết định kỷ luật trong thời hạn quy định; thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quyết định xử lý kỷ luật không tương xứng với mức độ sai phạm của người vi phạm.

Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị, các tổ chức thanh tra trên địa bàn tỉnh cần chủ động tham mưu giúp thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước cung cấp, tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận thanh tra, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra. Rà soát việc thực hiện các kết luận thanh tra, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra tại các cơ quan, đơn vị thuộc các cấp, các ngành để tổ chức thực hiện nghiêm túc. Chánh Thanh tra tỉnh chỉ đạo, kiểm tra, rà soát các quyết định xử lý về thanh tra đã ban hành nhưng chưa được thực hiện nghiêm túc để báo cáo, đề xuất UBND tỉnh xử lý theo quy định. Phía chính quyền các cấp, các ngành đưa nội dung kết quả thực hiện kết luận thanh tra, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra vào tiêu chí thi đua hàng năm để đánh giá, xếp loại đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý. Định kỳ hàng năm (trước ngày 10/12), báo cáo kết quả thực hiện; kiến nghị, đề xuất kịp thời các giải pháp khắc phục những vấn đề vướng mắc, tồn tại báo cáo UBND tỉnh (qua Thanh tra tỉnh) để theo dõi, chỉ đạo xử lý.

Thực tế cho thấy, kết quả của cuộc thanh tra chính là kết luận thanh tra. Trong những năm qua, công tác thanh tra và việc chấp hành các nội dung kết luận thanh tra trên địa bàn tỉnh là nghiêm túc. Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn tồn tại nhất định. Tiếp tục thực hiện tốt những biện pháp nêu trên không chỉ bảo đảm thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của đối tượng được thanh tra, mà còn góp phần quan trọng, hiệu quả thực hiện các kết luận thanh tra.

Hồ Bê (Phó Chánh Thanh tra tỉnh)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bắt đối tượng lừa đảo hơn 2,3 tỷ đồng thông qua dự án tiền ảo

Ngày 25/1, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cho biết: Đơn vị vừa phối hợp với Cục Nghiệp vụ và Cơ quan An ninh Điều tra Công an TP. Huế xác minh, làm rõ và khởi tố đối tượng Hoàng Trung Nghĩa về hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông và phương tiện điện tử để chiếm đoạt tài sản, theo quy định tại Điều 290 Bộ luật Hình sự.

Bắt đối tượng lừa đảo hơn 2,3 tỷ đồng thông qua dự án tiền ảo
5 nhiệm kỳ, một chặng đường phát triển

Từ năm 2000, Thừa Thiên Huế gặp muôn vàn khó khăn sau trận “đại hồng thủy” cuối năm 1999. Dù thế, với những nỗ lực, quyết tâm của hệ thống chính trị, toàn thể người dân, sau gần 25 năm, thành quả lớn nhất là thành phố Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam.

5 nhiệm kỳ, một chặng đường phát triển
Chân Mây ngày ấy, bây giờ

Đầu xuân 1976, tôi theo Bí thư Huyện ủy Phú Lộc ông Lê Thái Tâm về xã Lộc Vĩnh, tiện thể được ông dẫn đi thăm nơi Phú Lộc dự định sẽ xây một con đập. Từ cửa Kiễn, chiếc U-oat chạy một mạch qua bãi cát phẳng lì và dừng lại bên bờ bắc của con lạch có tên là Chu Mới.

Chân Mây ngày ấy, bây giờ

TIN MỚI

Return to top