ClockThứ Sáu, 06/12/2024 10:32

Thành công từ sự nỗ lực

TTH - Sau dịch COVID-19, chị Trần Thị Hà (sinh năm 1976, hội viên phụ nữ tổ dân phố 6, Phú Bài, TX. Hương Thủy) thất nghiệp. Cũng đã có tuổi, không việc làm, chị Hà đứng trước vô vàn khó khăn và những mối lo về gánh nặng kinh tế gia đình. Được sự động viên của người thân và sự giúp đỡ của hội liên hiệp phụ nữ các cấp, chị Hà đã mạnh dạn vay vốn để mở gia trại chăn nuôi và trồng cây ăn quả.

Chia sẻ kinh nghiệm triển khai các hoạt động hỗ trợ, chăm sóc trẻ emGiúp hội viên có thêm thu nhập ổn địnhCùng phụ nữ khởi nghiệp

 Đàn gà mạnh khỏe là nguồn sinh kế của gia đình chị Hà

Vừa chuyện trò, giới thiệu với chúng tôi, chị Hà vừa luôn tay, luôn chân. Chị chăm đàn gà mới nở, rồi sang đàn gà đẻ trứng, đàn ngan đang độ bán...

Để có được nguồn thu ổn định, cơ ngơi gia trại kiên cố, khang trang và khép kín với vườn ao chuồng cùng đàn gà, ngan hơn 2 nghìn con như hiện tại, chị Hà cũng đã rất chật vật, vượt qua biết bao khó khăn.

Chăn nuôi, trồng trọt... làm một người nông dân đúng nghĩa thì dãi nắng dầm sương, làm việc nặng nhọc là điều đương nhiên. Nhưng để đàn gà sinh trưởng khỏe mạnh, ít bệnh thì chắc chắn chị Hà đã phải học hỏi và trải qua không ít lần mất trắng.

“Kỹ thuật chăn nuôi rất quan trọng, bởi gà rất dễ bị dịch bệnh, dịch là chết sạch. Sau những lần thất bại, cũng có khi nản lòng, nhưng tự nhủ, nản rồi làm gì đây, tôi bắt đầu học thêm những kiến thức về chăn nuôi khoa học. Xây dựng chuồng trại kiên cố nhưng phải thoáng mát. Tôi cũng đầu tư mua đệm lót sinh học để đảm bảo vệ sinh và khử mùi, nhờ đó hạn chế được dịch bệnh”, chị Hà chia sẻ.

Để chăn nuôi mang lại hiệu quả cao, chị Hà nuôi gối vụ, cứ 1 tháng là chị thả một lứa mới tầm 100 - 200 con gà giống. Như vậy, chị có gà xuất chuồng quanh năm. Ngoài nuôi bán gà thịt, gà giống, gà lứa, chị Hà còn nuôi thêm ngan. Khi tích cóp được ít vốn, chị đầu tư đào ao nuôi cá, trồng cây ăn quả... tạo nên mô hình vườn ao chuồng khép kín.

Mặc dù chăn nuôi số lượng lớn, nhưng đàn gà, ngan của chị Hà chủ yếu được cho ăn bằng bã bia và cơm thừa nên chất lượng thịt thơm ngon, nuôi đến đâu chị bán hết đó.

Từ ý chí vươn lên, với đức tính cần cù, chịu thương, chịu khó trong lao động, sản xuất, đến nay gia đình chị Hà không những đã thoát nghèo, mà có thu nhập ổn định, kinh tế khá giả với thu nhập trên 200 triệu đồng/năm. Cũng nhờ đó, các con của chị ăn học tới nơi tới chốn, có việc làm ổn định.

Chị Hà còn tích cực tham gia các hoạt động của hội phụ nữ địa phương. Tại các buổi sinh hoạt, chị không ngần ngại chia sẻ kinh nghiệm, vận động chị em cùng đầu tư chăn nuôi, cải thiện kinh tế gia đình. Chị sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ con giống để giúp chị em khó khăn cùng vươn lên. Tuy công việc chăn nuôi luôn bận rộn, nhưng chị Hà luôn là một hội viên phụ nữ tích cực tham gia các hoạt động của hội.

“Có được kết quả này, ngoài sự quyết tâm, nỗ lực của bản thân, tôi cũng nhận được sự động viên, giúp đỡ của hội phụ nữ các cấp; không những tạo điều kiện cho tôi được tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi, mà tổ chức hội còn giúp tôi được tham gia các buổi chuyển giao khoa học kỹ thuật, tập huấn về cách chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi. Tôi mong muốn các chị em mạnh dạn vươn lên, tìm hướng phát triển kinh tế phù hợp với khả năng, điều kiện gia đình”, chị Hà nói.

Bài, ảnh: Thảo Vy
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Các nhà đầu tư đánh giá cao sáng kiến, nỗ lực phát triển ngành bán dẫn của Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Phó Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn cho biết, trong thời gian tới, dưới sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo sẽ tiếp tục nỗ lực để nhanh chóng, kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc để góp phần đưa ngành công nghiệp bán dẫn trở thành động lực và đột phá mới, giúp Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới.

Các nhà đầu tư đánh giá cao sáng kiến, nỗ lực phát triển ngành bán dẫn của Việt Nam
Thầy và trò cùng nỗ lực

Cùng vượt qua khó khăn để có những bước tiến trong nâng cao chất lượng dạy và học, cán bộ và giáo viên Trường THCS Vinh Thanh (huyện Phú Vang) còn giúp học trò biết chia sẻ yêu thương bằng những việc làm thiết thực, giàu ý nghĩa.

Thầy và trò cùng nỗ lực
Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025

Khi trí tuệ nhân tạo (AI) chuẩn bị tái định hình các ngành công nghiệp trên toàn thế giới, một nghịch lý đang nổi lên rằng mặc dù nhu cầu tận dụng tiềm năng của công nghệ đang ngày càng tăng, các kỹ năng liên quan đến AI nhìn chung vẫn thiếu hụt.

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025
Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội

Nhằm cải thiện chỗ ở cho người thu nhập thấp, từ năm 2022, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, với mục tiêu đến năm 2025 có thêm 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, nhưng đến thời điểm này có thể thấy, kế hoạch có nguy cơ “phá sản”. Trong khi đó, nhiều khu nhà ở tái định cư lại bị bỏ hoang, lãng phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội

TIN MỚI

Return to top