ClockThứ Ba, 04/06/2019 13:15

Phụ nữ Quảng Phú sáng tạo cách gây quỹ

TTH - Mượn đất nông nghiệp thôn, xóm canh tác để gây quỹ là cách Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền áp dụng để có thêm kinh phí hoạt động.

Phát huy vai trò của phụ nữ trong bảo vệ môi trường

Phụ nữ thôn Bác Vọng Đông cùng nhau đóng góp ngày công, gây quỹ hoạt động

Hôm chúng tôi về xã Quảng Phú, đúng lúc hội viên phụ nữ thôn Bác Vọng Đông vừa thu hoạch xong 2 sào lạc của hội. 

Chị Nguyễn Thị Hạnh, Chi hội trưởng phụ nữ thôn Bác Vọng Đông nhớ lại, năm 2011, chị đảm nhận vai trò chi hội trưởng phụ nữ của thôn với nhiều khó khăn, nguyên nhân chính là do không có kinh phí hoạt động. Muốn tổ chức giao lưu, tọa đàm cho chị em nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam 20/10 đều phải vận động hội viên đóng góp nên khó thu hút chị em tham gia.

Để gỡ khó, chị Hạnh mạnh dạn viết đơn mượn đất nông nghiệp thôn cho chị em canh tác gây quỹ. Được thôn tạo điều kiện cho sử dụng 2 sào đất, chị Hạnh vận động chị em đóng góp ngày công để sản xuất 2 vụ lạc và sắn. Có cơ hội gây quỹ, các chị ai cũng phấn khởi, tích cực đóng góp ngày công. Vụ sản xuất đầu tiên, các chị tự nguyện góp vốn mua giống, phân bón để canh tác. Từ khi có đất sản xuất, trung bình mỗi năm chi hội phụ nữ Bác Vọng Đông gây quỹ được gần 10 triệu đồng. Có quỹ, chi hội trang trải cho các hoạt động như: tổ chức hoạt động nhân các ngày lễ, thăm hỏi ốm đau...

Chị Lê Thị Hương, hội viên phụ nữ thôn Bác Vọng Đông kể: “Vào vụ mùa, chị em tập trung lại cùng làm, rất vui. Có lần vào đầu năm học, thiếu tiền lo cho các con, tôi được các chị tạo điều kiện cho vay tiền quỹ để trang trải”.

Công tác hội và phong trào phụ nữ thôn Bác Vọng Đông phát triển toàn diện từ đó. Tỷ lệ thu hút hội viên của chi hội đạt 90%. Các chị luôn đi đầu trong thực hiện các phong trào “5 không, 3 sạch”, xây dựng gia đình hạnh phúc, gần đây là tham gia thực hiện Ngày Chủ nhật xanh...

Đối với Chi hội phụ nữ thôn Bác Vọng Tây thì lại phối hợp với Chi hội nông dân đảm nhận công trình trồng cây bạch đàn gây quỹ. Với 3 sào đất, 2 đơn vị đã trồng được hàng trăm cây lấy gỗ. “Tuy 4 năm mới thu hoạch một lần và số tiền thu được không nhiều nhưng công trình gây quỹ của chi hội đã tạo động lực, thu hút chị em khi tham gia”, chị Nguyễn Thị Vân, Chi hội trưởng phụ nữ thôn Bác Vọng Tây cho biết.

 Theo chị Trần Thị Bích Ngọc, Phó Chủ tịch Hội LHPN xã Quảng Phú, những đơn vị có cách làm sáng tạo trong xây dựng quỹ Hội thì phong trào phát triển mạnh, chất lượng hoạt động được nâng lên. Hội LHPN xã chỉ đạo các chi hội áp dụng mô hình, phương thức gây quỹ phù hợp với điều kiện địa phương; hướng dẫn các chi hội xây dựng quy chế quản lý, sử dụng quỹ dựa trên cơ sở thống nhất ý kiến của hội viên; công khai, minh bạch nguồn quỹ trong toàn hội viên. 

Trên cơ sở đó, các chi hội đã vận dụng sáng tạo để có nhiều hình thức gây quỹ. Trong đó, chủ yếu xin đất để trồng cây lấy gỗ, trồng lạc xen sắn, trồng lúa. Hiện toàn xã có 12 chi hội và 25 tổ hội phụ nữ đều có quỹ hoạt động. Nơi nhiều mỗi năm gây được khoảng 10 triệu đồng, nơi ít nhất cũng được 3 triệu đồng. Có nguồn quỹ giúp các chi hội chủ động hơn trong tổ chức các hoạt động như: giúp hội viên vay lãi suất thấp, tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm, thăm các hội viên phụ nữ nghèo, gặp khó khăn đột xuất. Qua đó, tạo được sự đoàn kết và hưởng ứng nhiệt tình của toàn thể hội viên.

Chị Phan Thị Phương My, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Quảng Điền nhận xét: “Chúng tôi đánh giá cao sự sáng tạo của cán bộ, hội viên phụ nữ xã Quảng Phú trong nỗ lực gây quỹ. Sắp tới, Hội LHPN huyện sẽ tuyên truyền nhân rộng mô hình này trong các đơn vị hội để chị em cơ sở chủ động tìm cách gây quỹ, chăm lo đời sống hội viên, góp phần xây dựng công tác hội và phong trào phụ nữ huyện ngày càng vững mạnh”. 

Bài, ảnh: Hải Thuận

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều cách làm sáng tạo để giảm nghèo bền vững

Cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể tại thị xã Hương Trà đã huy động nhiều nguồn lực, sáng tạo trong cách làm, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững (GNBV) ở địa phương.

Nhiều cách làm sáng tạo để giảm nghèo bền vững
Kinh đô văn hóa sáng tạo

Sau lần đầu tiên vào năm 2012, Huế lại đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2025. Nếu chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia cách nay 13 năm là “Huế - Kinh đô cổ - Trải nghiệm mới” thì lần này, như một sự kế thừa, chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia 2025 được xác định là “Huế - Kinh đô văn hóa sáng tạo”. Huế tự hào có 8 di sản văn hóa thế giới, trong đó 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác. Giá trị di sản là cốt lõi tạo nên thế mạnh du lịch Cố đô.

Kinh đô văn hóa sáng tạo
Xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ năng động & sáng tạo

Trong danh sách 30 cá nhân được Ban Thường vụ Tỉnh ủy khen thưởng có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Dân vận khéo” tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024, có 3 cán bộ trẻ là Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản (ĐTNCS) Hồ Chí Minh. Đó là Hồ Thanh Tiến, Bí thư Đoàn thị trấn Phú Đa, huyện Phú Vang; Trương Quang Truyền, Bí thư Đoàn xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền và Nguyễn Minh Hành, Bí thư Đoàn Bệnh viện Trung ương Huế.

Xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ năng động  sáng tạo
Học sinh Việt Nam khẳng định tài năng, sự sáng tạo trên đấu trường quốc tế

Năm 2024, với nỗ lực không ngừng của các thầy giáo, cô giáo cùng các em học sinh, các đội tuyển học sinh Việt Nam tham dự các kỳ Olympic quốc tế, khu vực và thi Khoa học kỹ thuật quốc tế đã đạt được những thành tích xuất sắc, mang vinh quang về cho đất nước, được bạn bè quốc tế ghi nhận và được toàn xã hội đánh giá cao. Thành tích xuất sắc năm 2024 là minh chứng cho sự tiến bộ vượt bậc trong giáo dục mũi nhọn nói riêng và giáo dục phổ thông nói chung.

Học sinh Việt Nam khẳng định tài năng, sự sáng tạo trên đấu trường quốc tế

TIN MỚI

Return to top