ClockThứ Tư, 01/11/2023 06:23

“Tay trong, tay ngoài” chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng của ngân hàng

TTH - Lợi dụng tín nhiệm và lách luật trong hoạt động tín dụng, một nữ tổng giám đốc của hai công ty cổ phần đã cấu kết với giám đốc chi nhánh ngân hàng chiếm đoạt gần 20 tỷ đồng.

Nữ lừa đảo qua mạng sa lướiNhiều số điện thoại lạ gọi điện đe dọa người dân để lừa đảo Lãnh 21 năm tù do tham ô và chiếm đoạt tài sản

 Phan Thị Hồng Vân tại tòa

Tòa án nhân dân tỉnh vừa đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” đối với bị can Phan Thị Hồng Vân (SN 1976), nguyên Tổng Giám đốc Công ty CP đầu tư Thủy điện miền Trung Việt Nam và Tổng Giám đốc Công ty CPTM Đức Phương (đều có trụ sở tại đường Điện Biên Phủ, TP. Huế).

Theo kết quả điều tra, Phan Thị Hồng Vân là một trong những khách hàng được Lê Thị Lệ Hằng (SN 1978, trú đường Đặng Huy Trứ, TP. Huế), nguyên giám đốc phòng giao dịch một chi nhánh một ngân hàng ở TP. Huế (sau đây gọi là Ngân hàng A), ký hồ sơ cho vay để cùng ăn chia.

Theo kết quả điều tra, từ tháng 4 - 6/2011, Hằng đã hàng chục lần làm hồ sơ vay vốn cho các cá nhân, đơn vị không có tài sản thế chấp, trong đó có Vân. Những sai phạm về cho vay trong hoạt động tín dụng xảy ra từ năm 2011, khi Hằng còn làm Trưởng phòng giao dịch tại Ngân hàng A.

Cụ thể, theo thẩm quyền thì Hằng chỉ được độc lập duyệt cho vay tối đa 20 tỷ đồng nếu có tài sản đảm bảo giấy tờ có giá trị; tối đa 750 triệu đồng đối với tài sản đảm bảo khác. Để che đậy hành vi phạm pháp của mình, Hằng đã huy động vốn để bù vào những khế vay kể trên... Tuy nhiên, khế ước vay của các doanh nghiệp và cá nhân mà Hằng lập hồ sơ hoàn toàn không có tài sản thế chấp tại ngân hàng với giá trị vay hàng chục tỷ đồng. 

Tổng thiệt hại dư nợ Hằng gây ra cho chi nhánh ngân hàng ở Huế trên 40 tỷ đồng, nhưng đối tượng đã qua mặt cấp trên và được đề bạt giám đốc chi nhánh ngân hàng này ở Huế tháng 11/2011. Cặp “bài trùng” lừa đảo này vốn là bạn bè thân thiết, do có ý định chiếm đoạt tiền của ngân hàng nên đã bàn bạc, thỏa thuận từ trước. Vân, với vỏ bọc là tổng giám đốc hai công ty lớn, dù không có tài sản thế chấp nhưng vẫn ký khống hồ sơ vay và được giải quyết.

Liên quan đến vụ án này, cơ quan điều tra xác định đối tượng Phan Thị Hồng Vân đã giúp sức đắc lực cho Hằng chiếm đoạt tiền của Ngân hàng A. Để tạo sự tin tưởng, trong mỗi giấy vay Vân đều cam kết chấp hành đầy đủ các quy định hiện hành; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của các nội dung thông tin cung cấp…

Theo đó, Vân đã nhiều lần vay với khế vay cao nhất là 27 tỷ đồng, khế thấp nhất là 1 tỷ đồng với tổng giá trị gần 40 tỷ đồng. Các đối tượng móc nối, ký khống khế ước vay chiếm đoạt của ngân hàng này hơn 40 tỷ đồng (chưa tính lãi). Sau mỗi lần trót lọt, Vân đều chia 50:50 cho Hằng. Trong đó, Hằng lấy 20 tỷ đồng để trả nợ, tiêu xài cá nhân; Vân ôm 20 tỷ đồng đầu tư vào các dự án.

Hội đồng xét xử nhận thấy, khoản vay thì đứng tên Công ty CPTM Đức Phương nhưng khi tiền đã được giải ngân, Hằng tự dùng các chứng từ ký sẵn để chuyển khoản và làm hợp đồng tiền gửi, sau đó tự xử lý khoản tiền gửi này để thu nợ. Tất cả điều này cho thấy Vân và Hằng có sự cấu kết chặt chẽ với nhau, gian dối tìm mọi cách chuyển dịch một cách bất hợp pháp tài sản của ngân hàng để chiếm đoạt. Hành vi của Hằng và Vân đủ yếu tố cấu thành tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Lê Thị Lệ Hằng, Trưởng phòng giao dịch Ngân hàng A được Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc tín nhiệm giao cho quyền quyết định giải quyết các công việc quản lý kinh doanh tại Ngân hàng A và có thẩm quyền phán quyết hạn mức tín dụng độc lập và chịu trách nhiệm về các phán quyết của mình. Tuy nhiên, Hằng đã lợi dụng sự tin tưởng của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc cấu kết với Phan Thị Hồng Vân - Tổng giám đốc Công ty CPTM Đức Phương và Công ty CPĐT Thủy điện miền Trung Việt Nam có thủ đoạn gian dối lập hồ sơ vay khống, chiếm đoạt của ngân hàng số tiền hơn 19,398 tỷ đồng rồi chuyển cho Vân để đầu tư các dự án và sử dụng riêng cá nhân.

Trong vụ án này, Hằng là người chủ mưu, cầm đầu và trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội. Tuy nhiên, do Hằng bị bệnh hiểm nghèo nên ngày 8/1/2019, Cơ quan điều tra Công an tỉnh đã ra quyết định tạm đình chỉ điều tra bị can đối với Hằng, khi lý do của việc tạm đình chỉ đã hết, có căn cứ sẽ phục hồi điều tra để xử lý theo pháp luật.

Còn Vân đồng phạm với vai trò giúp sức tích cực. Hành vi nêu trên của Phan Thị Hồng Vân là nguy hiểm cho xã hội cần phải được xử lý nghiêm minh theo pháp luật về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”…

Bài, ảnh: THÁI SƠN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngân hàng “chạy đua” tăng lãi suất

Cuối năm âm lịch, nhu cầu vốn của người dân, doanh nghiệp tăng cao. Vì thế, để đáp ứng nguồn vốn cho thị trường, nhiều ngân hàng đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động.

Ngân hàng “chạy đua” tăng lãi suất
Lừa làm giấy tờ đất đai, chiếm đoạt 6,75 tỷ đồng

Ngày 26/12, Phòng cảnh sát hình sự Công an tỉnh cho biết đã tạm giữ hình sự đối tượng Võ Nguyễn Hoàng Nguyên (sinh năm 1990), trú tại số nhà 22/13 Phan Kế Bính, phường Thủy Xuân (TP.Huế) về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Lừa làm giấy tờ đất đai, chiếm đoạt 6,75 tỷ đồng
Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung

Các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã triển khai nhiều chương trình tín dụng hướng vào các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng và các lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh. Đó là khẳng định của ông Phạm Bá Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh tại hội nghị đối thoại, kết nối ngân hàng, doanh nghiệp (DN) trên địa bàn chiều 14/11.

Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung
Bảo đảm thu hồi sớm, tối đa giá trị tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt

Việc xây dựng Nghị quyết thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự nhằm bảo đảm khơi thông nguồn lực, giải quyết những vấn đề cấp bách phát sinh, bảo đảm thu hồi sớm, tối đa giá trị tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt…

Bảo đảm thu hồi sớm, tối đa giá trị tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt

TIN MỚI

Return to top