ClockThứ Tư, 10/07/2024 14:48

Chấn chỉnh thanh, thiếu niên vi phạm Luật Giao thông đường bộ

TTH - Sáu tháng đầu năm 2024, lực lượng nghiệp vụ Công an TP. Huế đã phát hiện xử lý 898 trường hợp thanh, thiếu niên (TTN) vi phạm Luật Giao thông đường bộ (GTĐB) mà phần lớn là càn quấy, lạng lách, đánh võng. Đây thực sự là con số đáng báo động không chỉ với nhà trường, gia đình, xã hội mà cả hệ thống chính trị.

Muôn kiểu dừng đèn đỏXử lý hơn 200 trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộCần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông

Nhóm thanh, thiếu niên càn quấy trên đường phố bị lực lượng nghiệp vụ Công an TP. Huế bắt giữ 

Theo Công an TP. Huế, trong số 898 trường hợp TTN vi phạm Luật GTĐB có đến 39 TTN buộc phải xử lý hình sự. Một con số đau lòng, nhức nhối trong xã hội trước những hành động cố tình, bất chấp pháp luật của các bạn trẻ hiện nay.

Phân tích của các chuyên gia tâm lý, lứa tuổi TTN là lứa tuổi “nổi loạn”, đua đòi, dễ kích động. Tuy nhiên, đó không phải là lý do để các em có quyền vi phạm pháp luật, nhất là cố tình thể hiện mình để gây rối trật tự xã hội, trật tự công cộng; trở thành những “hung thần” càn quấy trên đường phố, nỗi ám ảnh, lo sợ của người và phương tiện tham gia giao thông. Tất cả đều phải thượng tôn pháp luật và pháp luật không dung thứ cho bất cứ ai, dù đó là lứa tuổi TTN.

Mới đây, khi tổ công tác đặc biệt 1311 Công an TP. Huế đang tuần tra, kiểm soát trên tuyến đường Hà Nội, phường Phú Nhuận thì phát hiện 2 TTN có hành vi điều khiển xe mô tô chở nhau, nhưng không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách đánh võng trên đường. Ngay lập tức, tổ công tác đặc biệt 1311 Công an TP. Huế đã bí mật đuổi theo và dừng xe 2 TTN này.

Quá trình điều tra, xác minh, tổ công tác đặc biệt 1311 xác định được danh tính 2 TTN này là Trần Nhật Huyền và Phạm Văn Minh (cả 2 cùng SN 2009, trú tại TX. Hương Trà).

Đấu tranh, khai thác, Huyền và Minh khai thêm nhóm của mình còn có 4 TTN khác nữa cũng đang điều khiển xe mô tô lạng lách, đánh võng trên các tuyến đường của TP. Huế. Từ đó, tổ công tác đặc biệt 1311 tiếp tục truy xét và bắt giữ được 4 TTN còn lại gồm: Trần Mậu Nhật Cường, Hồ Nhật Quang Trí, Nguyễn Văn Chu Tiến, Bùi Nhật Huy (tất cả cùng SN 2009, trú tại TX. Hương Trà).

Hành vi điều khiển xe mô tô lạng lách, đánh võng của số TTN này không những gây nguy hiểm cho chính bản thân, mà còn gây nguy hiểm cho những người và phương tiện khác đang tham gia giao thông trên đường.

Không ít trường hợp TTN tử vong do tai nạn giao thông chỉ vì cố tình chở quá số người quy định, phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng trên đường. Chỉ một phút bốc đồng, thích thể hiện của giới trẻ gây nên nhiều đau thương, mất mát cho gia đình, xã hội.

Tại hội nghị tăng cường các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng trên địa bàn TP. Huế do Công an tỉnh tổ chức mới đây, nhiều ý kiến cho rằng, không chỉ tình trạng TTN cố tình vi phạm Luật GTĐB, điều khiển xe mô tô lạng lách, đánh võng, mà trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng trên địa bàn TP. Huế cũng cần phải đặt ra những giải pháp phù hợp.

Đó không chỉ là sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt, có trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền UBND các phường, xã trên địa bàn TP. Huế một cách thường xuyên, liên tục, mang tính bền vững, mà còn tăng cường ra quân của lực lượng công an để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm với quyết tâm xây dựng TP. Huế mãi là điểm đến xanh – sạch – sáng – an toàn.

Điều quan trọng là, làm thay đổi hành vi bằng sự giáo dục để TTN nâng cao nhận thức, ý thức công dân, trách nhiệm đối với xã hội, các chuẩn mực đạo đức cần tuân thủ trong đời sống cộng đồng. Công an các đơn vị, địa phương tăng cường công tác nắm tình hình, xử lý nghiêm các TTN cố tình điều khiển xe mô tô lạng lách, đánh võng; tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang, thường xuyên và đột xuất tuần tra cơ động trên các tuyến đường để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý ngay từ đầu khi TTN có biểu hiện tụ tập đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng; đưa ra xét xử lưu động tại địa bàn tổ dân phố, khu dân cư một số vụ điển hình nhằm răn đe, giáo dục phòng ngừa chung trong TTN. Hãy bớt “ngáo” đi các chàng trai “thích” thể hiện để cuộc sống luôn bình yên, tươi đẹp.

Tổ công tác đặc biệt 1311 Công an TP. Huế là lực lượng chuyên tuần tra hàng đêm cho đến sáng sớm hôm sau. Nhiệm vụ của tổ là, tập trung tấn công, trấn áp tội phạm đường phố, xử lý số thanh thiếu niên càn quấy gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng và vi phạm nồng độ cồn…
Bài, ảnh: TÂM ANH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát hiện nhiều vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải

Lái xe chưa được tham gia đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT); chưa cam kết về việc chạy xe đúng tốc độ quy định; công ty không cấp thẻ nhận dạng cho lái xe… Đó là những hành vi vi phạm được lực lượng nghiệp vụ của Sở Giao thông Vận tải (GTVT) phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra đối với các công ty, doanh nghiệp (DN) kinh doanh vận tải (KDVT) trên địa bàn tỉnh.

Phát hiện nhiều vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải
Quy định mới về trình tự xử lý "phạt nguội" vi phạm giao thông

Quy định mới về trình tự xử lý "phạt nguội" phương tiện vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được quy định trong Thông tư số 73/2024/TT-BCA, ngày 15/11/2024, quy định công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông (sau đây gọi tắt là Thông tư 73/2024/TT-BCA).

Quy định mới về trình tự xử lý phạt nguội vi phạm giao thông
Siết chặt quản lý phương tiện ô tô vi phạm tốc độ

Tình trạng xe container, đầu kéo, xe hợp đồng chở khách, xe chạy tuyến cố định vi phạm tốc độ dù đã được kiểm tra, xử lý nhắc nhở thường xuyên, song vẫn chưa thể chấm dứt hoàn toàn. Giải pháp đặt ra vẫn là quản lý chặt chẽ hơn nữa, xử lý nghiêm hơn nữa các phương tiện vi phạm để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng này.

Siết chặt quản lý phương tiện ô tô vi phạm tốc độ

TIN MỚI

Return to top