ClockThứ Sáu, 14/03/2025 11:19

Cảnh giác trước thủ đoạn mạo danh cơ quan nhà nước để lừa đảo

TTH.VN - Ngày 14/3, Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh TP. Huế phát đi cảnh báo về việc xuất hiện tình trạng mạo danh cơ quan nhà nước để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Mạo danh nhân viên điện lực lừa đảo khách hàng Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo đầu tư tài chính qua mạng xã hộiCảnh báo thủ đoạn lừa đảo "hoàn tiền học phí" đã đóng trước đóCảnh giác với lừa đảo trên không gian mạng - Kỳ 1: Chuyện người trong cuộcCảnh giác với lừa đảo trên không gian mạng - Kỳ 2: Cách nhận diện và phòng, chống

Người dân cần cảnh giác trước các cuộc gọi từ số lạ tự nhận là đại diện của Công an, Viện Kiểm sát, Thanh tra, Tòa án

Lợi dụng tâm lý lo sợ và nhẹ dạ của người dân, các đối tượng lừa đảo gọi điện thoại mạo danh Công an, Viện Kiểm sát, Thanh tra, Tòa án… thông báo nạn nhân đang bị kiện vì nợ tiền hoặc có liên quan đến một vụ án, chuyên án mà Cơ quan Công an đang điều tra, xác minh, đã có lệnh bắt của Viện Kiểm sát nhân dân. Từ đó, thúc giục, đe dọa, yêu cầu người dân cung cấp thông tin cá nhân hoặc chuyển tiền vào tài khoản do chúng chỉ định để chiếm đoạt tài sản.

Những dấu hiệu nhận biết hình thức lừa đảo này thường thấy như: Yêu cầu bị hại kê khai tài sản, số tiền mặt hiện có và số tiền gửi trong các tài khoản ngân hàng; đe dọa không được kể câu chuyện vừa trao đổi cho bất kỳ ai, để nạn nhân không có đủ thời gian để kiểm tra thông tin, không trình báo cho cơ quan công an; thúc giục để khiến nạn nhân lo lắng và không đủ tỉnh táo nhận biết sự việc bị lừa đảo…

Để tự phòng tránh, người dân cần tỉnh táo trước các cuộc gọi lạ và luôn ghi nhớ khi có yêu cầu làm việc, cơ quan công an sẽ gửi văn bản và làm việc tại cơ quan công an thay vì thông qua điện thoại.

Người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, địa chỉ nhà ở, tài khoản ngân hàng... cho bất kỳ ai khi chưa rõ nhân thân và lai lịch của người đó. Đồng thời, không chuyển tiền vào các tài khoản của các đối tượng và báo ngay cho cơ quan công an để xác minh, ngăn chặn và xử lý theo quy định.

Tin, ảnh: MINH NGUYÊN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cảnh giác với vé số cào trên mạng

Trên các trang mạng xã hội (MXH) nở rộ hình thức chơi vé số cào online. Để tham gia, người chơi phải chuyển khoản tiền để mua vé số, sau đó, người bán sẽ cào giúp và theo dõi để dò kết quả. Nếu trúng thì số tiền rất lớn và sẽ trả thưởng vào tài khoản... Nhưng đó là lời “dụ dỗ” của người bán, còn thực tế, khi cào rất ít có khả năng trúng; nếu trúng thì ngay lập tức người mua sẽ bị chặn tài khoản...

Cảnh giác với vé số cào trên mạng
Cảnh giác với các chiêu trò lừa đảo trong lĩnh vực du lịch

Tình trạng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực du lịch, nhất là hình thức lừa đảo đặt phòng, đặt tour qua mạng ngày càng gia tăng. Lợi dụng nhu cầu du lịch của người dân tăng cao, nhất là vào các dịp lễ và tâm lý muốn đi du lịch giá rẻ của một bộ phận du khách, nhiều đối tượng lừa đảo đã mạo danh các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch để lừa đảo.

Cảnh giác với các chiêu trò lừa đảo trong lĩnh vực du lịch
Các cơ quan, đơn vị, tổ chức trước, trong và sau sắp xếp phải đảm bảo hoạt động thông suốt

Ngày 14/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức Phiên họp lần thứ 3 để thảo luận, thông qua Kế hoạch của Ban Chỉ đạo về việc thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và xây dựng hệ thống chính trị 2 cấp ở địa phương.

Các cơ quan, đơn vị, tổ chức trước, trong và sau sắp xếp phải đảm bảo hoạt động thông suốt

TIN MỚI

Return to top