ClockThứ Sáu, 29/05/2015 18:09

Mùa Phật đản - mùa lễ hội

TTH - Tháng tư âm lịch hằng năm trên dòng Hương thơ mộng lại lung linh 7 đóa sen hồng đón mừng Phật Đản...

Không khí Phật Đản lan tỏa trên mọi con đường ở Huế. Ảnh: VN

Khắp nơi trong tỉnh, người dân nô nức đón chào Đại lễ Phật đản Phật lịch 2559. Tại huyện Phong Điền, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo (BTS GHPG) huyện đã triển khai thi công biểu tượng Hoa sen chuyển Pháp luân tại Km23, xã Phong An, trước Nghĩa trang liệt sĩ Hương Điền. Nếu như bảy đóa hoa sen được thắp sáng trên sông Hương là biểu tượng của Phật giáo Huế thì Hoa sen chuyển Pháp luân là biểu tượng của Phật giáo Phong Điền. Ở huyện vùng cao A Lưới, được sự hướng dẫn của BTS Giáo hội huyện A Lưới, các Phật tử vùng cao đã thiết kế lễ đài Phật đản, treo cờ Tổ quốc, cờ Phật giáo tại tư gia.

Lễ dâng hoa tưởng niệm tại Đài Thánh tử đạo nhân Phật đản PL2559. Ảnh: Võ Nhân

Theo thông tin từ BTS GHPG tỉnh, công tác chuẩn bị cho Đại lễ Phật đản Phật lịch 2559 về cơ bàn đã hoàn tất: Lễ diễu hành xe hoa sẽ được tổ chức vào chiều thứ bảy ngày 30/5 và chiều thứ hai ngày 1/6 (tức ngày 13 và 15/4 âm lịch). Theo đó, 32 chiếc xe hoa của Ban tổ chức và các ban ngành, BTS GHPG các huyện, thị sẽ tham gia lễ diễu hành. Sau khi tổng duyệt văn nghệ, Ban tổ chức đã chọn ra 17 tiết mục xuất sắc có ý nghĩa trên tổng số 27 tiết mục tham dự để trình diễn vào tối thứ bảy (30/5).

Đèn lồng bán rất chạy trong những ngày Phật Đản. Ảnh: VN

 
Thời tiết nắng nóng nhưng công tác chuẩn bị cho lễ Phật đản tại chùa Từ Đàm vẫn khẩn trương. Lễ đài đã cơ bản hoàn thành để phục vụ cho lễ chính thức vào ngày 1/6 (tức rằm tháng 4 âm lịch). Trước đó, vào chiều tối 31/5 (14/4 âm lịch) tại Quốc tự Diệu Đế sẽ diễn ra lễ tắm Phật và lễ rước Phật từ Diệu Đế đến chùa Từ Đàm.
Chị Nguyễn Thị Ngọc Hoa, một du khách đến từ TP Hồ Chí Minh cho biết: “Tôi vốn sinh ra ở Huế và luôn tự hào Huế là cái nôi của Phật giáo. Vì vậy, dù sinh sống xa quê, nhưng tôi vẫn luôn hướng về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Năm nay có điều kiện, tôi đưa cả gia đình ra Huế đón lễ Phật đản tại quê nhà”.

Xe hoa của GHPG huyện Phong Điền đỗ tại chùa Cát Tường (đường Yết Kiêu) để sẵn sàng cho lễ diễu hành. Ảnh: VN

 
Dạo một vòng quanh TP Huế, chúng tôi nhận thấy phố phường đẹp hơn, ở đâu cũng thấy cờ hoa rực rỡ. Anh Trần Mạnh Hưng, ở phường Vỹ Dạ cho biết: “Tuy nhà tôi ở trong hẻm, nhưng vợ chồng tôi vẫn treo cờ Tổ quốc, cờ Phật giáo và lồng đèn trong khuôn viên nhà. Bởi vì mùa Phật đản cũng là mùa lễ hội, không khí và niềm vui lễ hội lan tỏa khắp mọi ngõ ngách phố phường”.
Tuy chưa diễn ra lễ chính thức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2559, nhưng không khí lễ Phật đản đã lan tỏa khắp vùng đất Thừa Thiên Huế. Hòa thượng Thích Khế Chơn, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Trưởng ban Thường trực BTS GHPG tỉnh, cho biết: “Phật đản năm nay đúng vào ngày Quốc tế Thiếu nhi nên tỉnh tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Phật giáo với tuổi trẻ” tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán. Tuổi trẻ là đội ngũ kế thừa quan trọng, là mầm non tương lai của đất nước và Giáo hội nên Giáo hội luôn luôn quan tâm đến tổ chức Gia đình Phật tử (GĐPT) nói riêng và thanh thiếu niên nhi đồng Phật tử nói chung. Nhân mùa Phật đản, Giáo hội tạo điều kiện để GĐPT hưởng trọn một không gian văn hóa lành mạnh, bổ ích trong ngày Đức Phật đản sanh, vì vậy đã thực hiện một ngày hội trại mở rộng cho ngành Oanh của các đơn vị GĐPT trên địa bàn tỉnh với hơn 1.000 đoàn sinh tham gia. Ngoài ra, chương trình văn nghệ cúng dường Phật đản và diễu hành xe hoa cũng sẽ diễn ra tại khuôn viên trước Nghinh Lương Đình”...
Ngự Bình
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nổi bật tuần qua: Việt Nam nâng cấp quan hệ với Indonesia, Singapore lên đối tác chiến lược toàn diện

Tuần từ ngày 10-16/3/2025, trong nước diễn ra một số sự kiện nổi bật: Chuyến thăm cấp Nhà nước Indonesia, Ban Thư ký ASEAN và Singapore của Tổng Bí thư Tô Lâm; Hội nghị thúc đẩy hợp tác quốc tế phát triển AI và bán dẫn; Quốc hội chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV; Giá vàng tăng cao chưa từng có; Dịch sởi vẫn có xu hướng tăng tại các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Nổi bật tuần qua Việt Nam nâng cấp quan hệ với Indonesia, Singapore lên đối tác chiến lược toàn diện
Hà Thanh - Trận công đồn độc nhất vô nhị - Kỳ 1: Từ câu chuyện tình cờ

Từ năm 2004, tôi đã đọc cuốn “Hà Văn Lâu - Người đi từ bến làng Sình” của nhà văn Trần Công Tấn. Trong đó, tác giả dành đúng 5,5 trang đề cập về trận đánh đồn Hà Thanh. Do bái phục tài nghệ đánh giặc của cha ông mình nên khi đọc cuốn “Lịch sử đấu tranh, xây dựng của Đảng bộ và Nhân dân huyện Phú Vang”, xuất bản năm 2015 và cuốn “Lực lượng vũ trang nhân dân huyện Phú Vang”, xuất bản năm 2004, tôi ngờ ngợ nên thấy cần thiết phải viết bài này. Cần phải nói ngay rằng, những chi tiết mà tôi trích từ những trang sách vừa nêu không hề làm thay đổi bản chất của trận đánh, mà chỉ góp phần bổ sung những chi tiết chưa trùng khớp, thậm chí phi lý mà tôi sẽ dẫn dưới đây.

Hà Thanh - Trận công đồn độc nhất vô nhị - Kỳ 1 Từ câu chuyện tình cờ

TIN MỚI

Return to top