ClockThứ Ba, 01/09/2015 15:06

Kể chuyện Cách mạng Tháng tám

TTH - Dù đất nước đã sạch bóng quân thù, nhưng trong tâm thức ông lúc nào cũng nghĩ đến những ngày đấu tranh gian khổ, nhưng rất đỗi tự hào - những ngày mùa thu Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Ông là Nguyễn Ngọc Bé (92 tuổi), cán bộ tiền khởi nghĩa, trú tại tổ dân phố Trạch Tả, thị trấn Phong Điền (huyện Phong Điền).

Ông Nguyễn Ngọc Bé say sưa kể về những ngày giành chính quyền về tay Nhân dân

Chúng tôi tìm đến ông vào một buổi chiều nhạt nắng. Tuổi cao, sức yếu, nhưng khi hồi tưởng về những ngày mùa thu Tháng Tám năm xưa, mắt ông như sáng lên và trò chuyện không muốn ngừng.

“Thời kỳ đấu tranh giành chính quyền, tui là Trung đội trưởng Dân quân tự vệ huyện Phong Điền. Trước áp đảo của đoàn người biểu tình, lúc ấy Tri huyện Phong Điền Trần Ngọc Trung không dám chống cự, giao nộp 11 khẩu súng, ấn triện, sổ sách cho Ủy ban Khởi nghĩa Phong Điền. Đó là giây phút được quần chúng chờ đợi nhất. Ông ta bàn giao mà tay cứ run bần bật, miệng nói lý nhí gì đó không rõ” – ông Bé nhớ lại.
“Ngày 23/8/1945, đánh dấu thời khắc lịch sử, toàn dân đấu tranh cướp chính quyền về tay Nhân dân. Bản thân tui chỉ huy một trung đội dân quân tự vệ khoảng 35 – 36 người đi bộ vào Huế. Nhiệm vụ lúc đó là biểu dương lực lượng, phòng bị bên ngoài khi vua Bảo Đại thoái vị, trao ấn kiếm cho chính quyền Việt Minh”, ông Bé chậm rãi kể. 
Hoà chung với hàng vạn người trong toàn tỉnh, Nhân dân Phong Điền với hàng ngũ chỉnh tề đã có mặt từ sớm trên sân cỏ trải rộng từ trước cửa Ngọ Môn đến chân Kỳ đài để dự lễ thoái vị của vua Bảo Đại được tổ chức vào chiều 30/8/1945. Trên Kỳ đài, cờ quẻ ly của nhà vua được hạ xuống, cờ đỏ sao vàng của cách mạng từ từ kéo lên.  
Vua Bảo Đại trân trọng trao cho ông Trần Huy Liệu ấn kiếm trong tiếng hô rền vang của Nhân dân: “Việt Nam độc lập muôn năm!”, “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa muôn năm!”, đánh dấu sự cáo chung của chế độ phong kiến. Nhân dân Việt Nam từ đây thực sự đổi đời, làm chủ một đất nước độc lập, tự do.
Năm 1946, ông Nguyễn Ngọc Bé tham gia hoạt động cách mạng tại Trung đoàn Trần Cao Vân... rồi đến khi về hưu. Dù bất cứ cương vị công tác nào ông Bé cũng luôn giữ vững khí tiết của một người cộng sản.
“Tôi luôn nhắn nhủ con cháu mình, làm việc gì cũng phải thật sự cố gắng. Sống làm sao cho xứng đáng với những gì mà thế hệ cha ông đã không tiếc máu xương cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước”, ông Nguyễn Ngọc Bé bộc bạch.
Anh Phong
ĐÁNH GIÁ
1
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bắt đối tượng lừa đảo hơn 2,3 tỷ đồng thông qua dự án tiền ảo

Ngày 25/1, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cho biết: Đơn vị vừa phối hợp với Cục Nghiệp vụ và Cơ quan An ninh Điều tra Công an TP. Huế xác minh, làm rõ và khởi tố đối tượng Hoàng Trung Nghĩa về hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông và phương tiện điện tử để chiếm đoạt tài sản, theo quy định tại Điều 290 Bộ luật Hình sự.

Bắt đối tượng lừa đảo hơn 2,3 tỷ đồng thông qua dự án tiền ảo
5 nhiệm kỳ, một chặng đường phát triển

Từ năm 2000, Thừa Thiên Huế gặp muôn vàn khó khăn sau trận “đại hồng thủy” cuối năm 1999. Dù thế, với những nỗ lực, quyết tâm của hệ thống chính trị, toàn thể người dân, sau gần 25 năm, thành quả lớn nhất là thành phố Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam.

5 nhiệm kỳ, một chặng đường phát triển
Chân Mây ngày ấy, bây giờ

Đầu xuân 1976, tôi theo Bí thư Huyện ủy Phú Lộc ông Lê Thái Tâm về xã Lộc Vĩnh, tiện thể được ông dẫn đi thăm nơi Phú Lộc dự định sẽ xây một con đập. Từ cửa Kiễn, chiếc U-oat chạy một mạch qua bãi cát phẳng lì và dừng lại bên bờ bắc của con lạch có tên là Chu Mới.

Chân Mây ngày ấy, bây giờ

TIN MỚI

Return to top