ClockThứ Ba, 03/11/2020 13:45

Điểm tựa của đồng bào

TTH - Trong đêm tối, khi mưa lũ làm hư hỏng những căn nhà, hàng trăm chiến sĩ biên phòng đã có mặt kịp thời, sát cánh cùng người dân vùng cao vượt qua khó khăn.

A Lưới: Nghiêm cấm các phương tiện lưu thông qua đoạn đường sạt lởTiếp tục hỗ trợ người dân sau mưa bão

Đồn Biên phòng Nhâm phối hợp cùng chính quyền địa phương khắc phục đường giao thông bị sạt lở tại xã Quảng Nhâm (A Lưới)

Trở lại ngồi nhà sau những ngày phải di dời do lũ ngập, gia đình ông Quỳnh Nót, trú tại thôn Ka Lô, xã A Roàng, huyện A Lưới chưa hết bàng hoàng.

“Đêm đó, mưa đổ như trút nước. Chỉ chưa đầy 30 phút, nước dâng vào nhà đến ngang đầu gối. Khi cả nhà đang cố gắng mở cánh cửa bị kẹt để đưa bố tôi là Quỳnh Nôm, đã hơn 70 tuổi bị liệt nằm trong phòng nhưng gặp rất nhiều khó khăn thì may có các anh biên phòng đến cứu kịp thời. Sau mưa lũ, họ lại giúp chúng tôi trở về nhà, khắc phục thiệt hại”, ông Quỳnh Nót nhớ lại.

Ở địa bàn huyện A Lưới, chưa bao giờ có lượng mưa lớn và ngập cục bộ như đợt mưa lũ nửa đầu tháng 10 nên nhiều người dân có phần chủ quan. Chính vì thế khi mưa lớn kéo dài, nước dâng nhanh, toàn huyện A Lưới đã có hơn 600 hộ gia đình phải di dời khẩn cấp đến nơi an toàn để tránh lũ.

Đại uý Hoàng Minh Khích, Phó Đồn trưởng Đồn Biên phòng Hương Nguyên cho biết: “Địa hình ở khu vực A Lưới đồi núi dốc, rất hiểm trở, chỉ cần lượng mưa lớn trong khoảng 4 - 5 giờ liên tục, các hộ gia đình ở vị trí trũng sẽ rất dễ bị ngập và cô lập, nhất là vào buổi tối, người dân thường ít cảnh giác. Vì thế, lực lượng Bộ đội Biên phòng đóng quân trên địa bàn huyện đã bố trí lực lượng tại các địa bàn xung yếu, thường trực 24/24 để chủ động ứng cứu, di dời người dân đến nơi an toàn khi lũ về bất ngờ”.

Chủ động triển khai có hiệu quả các phương án phòng, chống mưa bão, với phương châm “nước rút đến đâu, khắc phục hậu quả đến đó”, các Đồn Biên phòng đóng chân trên địa bàn huyện A Lưới đã huy động hàng trăm cán bộ, chiến sĩ, phối hợp cùng chính quyền địa phương khẩn trương giúp người dân sửa chữa nhà cửa, khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra để người dân sớm ổn định cuộc sống.

Một trong những công tác được tập trung khắc phục nhanh là lợp lại nhà cho người dân. Mưa gió khiến hàng chục căn nhà tại các xã bị tốc mái. Trong điều kiện mùa mưa, nếu những căn nhà không được lợp sớm, người dân sẽ thiếu chỗ ở. Nhiều gia đình lại có người già, việc khắc phục lại nhà khá khó khăn, đôi khi còn nguy hiểm với họ nên lực lượng các chiến sĩ biên phòng sẵn sàng có mặt kịp thời để giúp.

Bà Nguyễn Thị Sửu, Bí thư Huyện ủy A Lưới cho hay: “Cùng toàn hệ thống chính trị, lực lượng vũ trang mà trụ cột là Bộ đội Biên phòng đã huy động hàng trăm cán bộ, chiến sĩ giúp huyện biên giới A Lưới trong phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thời gian qua. Trong lũ dữ, gian khó hiểm nguy, lực lượng biên phòng nắm bắt diễn biến thiên tai và huy động đông nhất, nhanh nhất lực lượng ứng cứu di dời dân và tài sản đến nơi an toàn. Sau mưa bão, lực lượng biên phòng đã huy động lực lượng giúp người dân khắc phục hậu quả, hỗ trợ nhu yếu phẩm cần thiết đến những hộ khó khăn”.

Ở A Lưới, hình ảnh hàng trăm cán bộ, chiến sĩ biên phòng dầm mình trong mưa bão để ứng cứu người và tài sản của Nhân dân đến nơi an toàn; hay hỗ trợ họ khắc phục hậu quả sau mưa bão là những minh chứng sống động của nghĩa tình quân dân. Khi người dân cần, các anh luôn có mặt, màu áo xanh bình dị của Bộ đội Cụ Hồ trở thành hình ảnh thân thương, là chỗ dựa, niềm tin của bà con đồng bào các dân tộc trên vùng biên giới A Lưới.

Bài, ảnh: Võ Tiến

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo cấp nước an toàn, ổn định dịp Tết

Trước thềm năm mới Ất Tỵ 2025, Công ty CP Cấp nước Huế (HueWACO) đã lên kế hoạch, sẵn sàng các phương án cần thiết nhằm đảm bảo cấp nước an toàn, liên tục, ổn định cho người dân trên địa bàn thành phố trước, trong và sau tết Nguyên đán.

Đảm bảo cấp nước an toàn, ổn định dịp Tết
Báu vật của núi rừng A Lưới

Nhắc đến âm nhạc dân gian trên dãy Trường Sơn hùng vĩ, không thể không kể đến nghệ nhân Lê Văn Trình (thôn PaRis - Ka Vin, xã Lâm Đớt, huyện A Lưới), người đã dành cả cuộc đời mình để gìn giữ và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống. Ông không chỉ là một nghệ nhân tài hoa mà còn là “ngọn lửa” thắp sáng niềm đam mê âm nhạc dân tộc cho thế hệ trẻ.

Báu vật của núi rừng A Lưới
A Lưới cần có ý chí vươn lên, tự lực, tự cường

Đó là yêu cầu của UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy Lê Trường Lưu tại buổi làm việc với Huyện ủy, UBND, các phòng, ban, lãnh đạo chủ chốt các xã, thị trấn của huyện A Lưới​ ngày 21/1 về công tác chuẩn bị tết Nguyên đán Ất Tỵ, giảm nghèo bền vững và một số vấn đề nổi lên trên địa bàn huyện đầu năm 2025.

A Lưới cần có ý chí vươn lên, tự lực, tự cường
Xuân mới trên non cao

Mùa xuân đầu tiên thoát khỏi huyện nghèo, người dân A Lưới phấn khởi hòa mình tham gia các hoạt động lễ hội trong tình đoàn kết, sẻ chia. Cùng với giữ gìn các giá trị văn hóa bản sắc, chính quyền địa phương đang nỗ lực thực hiện mục tiêu giảm số lượng hộ nghèo, phát triển các mô hình sinh kế, nâng cao đời sống dân sinh.

Xuân mới trên non cao

TIN MỚI

Return to top