ClockThứ Ba, 13/12/2022 13:30

Cộng đồng tôn giáo lan tỏa “Sắc hồng Cố đô”

TTH - Vận động các tôn giáo chung sức tham gia là một trong những sáng kiến giúp phong trào “Sắc hồng Cố đô” do Mặt trận TP. Huế phát động ngày càng lan tỏa, góp phần nâng cao chất lượng Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

Phát động phong trào “Sắc hồng Cố đô”Phát động phong trào "Sắc hồng Cố đô" trong cộng đồng giáo dânKhánh thành “Điểm xanh văn hóa” và phát động phong trào “Sắc hồng Cố đô”

Cộng đồng giáo dân Phủ Cam và lãnh đạo TP. Huế trồng hoa hưởng ứng phong trào "Sắc hồng Cố đô"

Từ nửa năm nay, khu vực bồn hoa trước mặt và trong khuôn viên Nhà thờ Phủ Cam được tô điểm thêm bởi sắc hoa hồng cổ Huế. Đây là thành quả chăm sóc và gìn giữ của Tổ tự quản và cộng đồng giáo dân ở xứ đạo Phủ Cam (phường Phước Vĩnh, TP. Huế).

Từ giữa năm 2022, Ủy ban MTTQVN TP. Huế phối hợp với Đảng ủy - HĐND - UBND - UBMTTQVN phường Phước Vĩnh và Hội đồng Giáo xứ chính tòa Phủ Cam tổ chức Lễ phát động “Chủ nhật vì cộng đồng” và phong trào "Sắc hồng Cố đô".

Tại lễ phát động, Mặt trận thành phố và 36 xã, phường trao tặng hơn 70 gốc hồng cổ Huế cho Hội đồng Giáo xứ và tiến hành trồng tại khu vực Nhà thờ Phủ Cam. Tổ tự quản “Sắc hồng Cố đô” tổ dân phố 11 cũng được ra mắt nhận nhiệm vụ nhằm duy trì, chăm sóc và nhân rộng phong trào trên địa bàn phường.

Ông Nguyễn Ngọc Vinh, Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo xứ Phủ Cam chia sẻ, với sự đồng lòng, giáo dân trong khu vực đã chung sức tham gia phong trào “Sắc hồng Cố đô” do Mặt trận thành phố phát động. Không chỉ tô điểm thêm cho khu vực nhà thờ, các gốc hồng cổ còn góp phần xây dựng cảnh quan cho phố phường.

Không riêng cộng đồng giáo dân Phủ Cam, thời gian qua, phong trào “Sắc hồng Cố đô” được Mặt trận thành phố tăng cường tuyên truyền, vận động các tôn giáo tích cực tham gia. Nổi bật trong đó phải kể đến việc phối hợp với Ban Hướng dẫn Phật tử tỉnh tổ chức gặp mặt, triển khai thực hiện mô hình “Chủ nhật vì cộng đồng” và phong trào “Sắc hồng Cố đô” trong 53 gia đình Phật tử. Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN thành phố cũng tổ chức buổi làm việc với Phân ban Gia đình Phật tử thành phố và Chủ tịch Mặt trận các phường, xã có liên quan để thảo luận về việc phối hợp tổ chức Lễ Phát động “Chủ nhật vì cộng đồng” và phong trào “Sắc hồng Cố đô” tại 3 khu vực gia đình Phật tử.

Mặt trận thành phố cũng hướng dẫn Mặt trận cơ sở phối hợp với các cơ sở tôn giáo xây dựng kế hoạch triển khai phát động phong trào trên địa bàn. Điển hình ở một số địa phương tập trung nhiều cơ sở tôn giáo như: Thủy Xuân, Trường An, An Tây... phong trào “Sắc hồng Cố đô” được các cơ sở tôn giáo, các vị chức sắc, chức việc và đồng bào có đạo tích cực tham gia hưởng ứng bằng những việc làm cụ thể như tham gia lễ phát động, tặng hoa lưu niệm, trồng và chăm sóc hoa, vận động tín đồ hưởng ứng phong trào, trồng hoa trong các cơ sở, tự viện... Tại phường Thủy Xuân, các gia đình Phật tử Bửu Hương, Dương Chánh, Thiên Hương, Tường Vân đã tặng 10 gốc hồng trong Lễ Phát động phong trào và Khánh thành “Điểm xanh văn hóa”; Mặt trận phường Phú Hậu phối hợp với Hội đồng Giáo xứ Phú Hậu xây dựng kế hoạch triển khai phát động phong trào “Sắc hồng Cố đô” trong thời gian tới...

Đại diện Ủy ban MTTQVN TP. Huế đánh giá, những kết quả đạt được trong thời gian qua thể hiện sự đoàn kết chung tay của mọi tầng lớp nhân dân, trong đó sự tham gia của các tôn giáo và đồng bào có đạo. Phong trào “Sắc hồng Cố đô” sẽ tiếp tục được nhân rộng nhằm lan tỏa thông điệp “Mỗi tổ chức, mỗi gia đình đóng góp ít nhất 1 cây hoa để mỗi khu dân cư, mỗi cơ quan, trường học có ít nhất một bồn hoa hoặc tuyến đường hoa”, góp phần nâng cao chất lượng Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” trên địa bàn thành phố.

Được phát động từ cuối tháng 3/2022, phong trào “Sắc hồng Cố đô” kêu gọi Mặt trận và các đoàn thể từ thành phố đến cơ sở phát động các đợt trồng hoa hồng cổ Huế tại nhiều điểm công cộng. Đến nay, hầu hết các phường, xã đã tổ chức phát động phong trào và tạo được điểm nhấn về cảnh quan, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sinh thái và phục vụ lợi ích cộng đồng.

Bài, ảnh: Minh Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lan tỏa những hành động đẹp

Qua gần 5 năm triển khai các hoạt động, phong trào xây dựng TP. Huế “Văn minh - Thân thiện - An toàn - Giàu bản sắc”, nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương, câu lạc bộ, đội, nhóm… trên địa bàn thành phố tích cực tham gia, góp phần xây dựng Huế ngày càng sáng - xanh - sạch - đẹp - văn minh.

Lan tỏa những hành động đẹp
Đa dạng hình thức lan tỏa văn hóa đọc

Diễn ra trong vòng hơn 6 tháng, cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024 được Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế tổ chức đã thu hút đông đảo học sinh trên toàn tỉnh tham gia, với con số vô cùng ấn tượng hơn 16.300 bài dự thi đến từ 120 trường.

Đa dạng hình thức lan tỏa văn hóa đọc
Lan tỏa mạnh mẽ tình yêu biên cương Tổ quốc

Được các địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh sôi nổi, hưởng ứng, tham gia; là hoạt động có sức lan tỏa mạnh mẽ, tạo đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn thể cán bộ, đảng viên và Nhân dân về truyền thống đoàn kết quân - dân, truyền thống anh hùng của Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh qua 60 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và phát triển, là thành công của các cuộc thi.

Lan tỏa mạnh mẽ tình yêu biên cương Tổ quốc
NGÀY PHÁP LUẬT VIỆT NAM 9/11:
Lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật

Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11), các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh triển khai nhiều hoạt động nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; tạo sự đồng thuận của Nhân dân đối với các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật
Áo dài & hành trình lan tỏa

“Tri thức may, mặc áo dài Huế” vừa được ghi danh, trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sau một thời gian dài với rất nhiều các hoạt động bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị của chiếc áo dài truyền thống ở vùng đất kinh kỳ.

Áo dài  hành trình lan tỏa

TIN MỚI

Return to top