ClockThứ Ba, 01/10/2019 06:30
50 NĂM THỰC HIỆN DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Chăm lo cho thế hệ măng non

TTH - Thực hiện lời căn dặn của Hồ Chủ tịch và với trách nhiệm, tấm lòng yêu thương trẻ, Thừa Thiên Huế luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho thế hệ măng non.

Thấm nhuần lời Bác dạy

Liên đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh Trường tiểu học Thuận Thành (TP. Huế) trong giờ nghi thức đội

Tạo điều kiện tốt để học tập, vui chơi

Sau Cách mạng tháng Tám, trong thư gửi cho học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bác Hồ chỉ rõ: “... Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em".

Thực hiện tâm nguyện của Người, Thừa Thiên Huế đặc biệt chăm lo đến việc học hành của thế hệ trẻ. Vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng thống kê thật đáng mừng khi năm học 2019 - 2020, bậc học mầm non có 1.925 phòng học (62,9% kiên cố); bậc tiểu học có 2.165 phòng học (74,1% kiên cố); bậc trung học cơ sở có 1.509 phòng học (85,8% kiên cố). Các trường học còn có các phòng thí nghiệm, thực hành cùng các trang thiết bị đảm bảo cho việc dạy tốt - học tốt. Nhiều trường học được mở ra ở những vùng xa xôi, tạo điều kiện cho con trẻ đến trường.

Việc học tập của con em còn được tiếp sức từ cộng đồng xã hội thông qua các phong trào khuyến học, hình thành các quỹ học bổng… Nhiều trường học đã xây dựng bể bơi, sân bóng đá, phòng luyện tập thể dục, thể thao, hướng tới mục tiêu khỏe để học tập tốt.

Được đầu tư và chăm lo thỏa đáng nên tỷ lệ huy động trẻ mầm non trong độ tuổi ra lớp tăng đều qua từng năm. Chất lượng học tập của học sinh các bậc học ngày một được chú trọng. Chính từ bệ phóng này, nhiều con ngoan trò giỏi tiếp tục vươn lên trở thành thủ khoa ở các kỳ thi học sinh giỏi và trung học phổ thông quốc gia, trở thành những bậc hiền tài sau này của quê hương, đất nước.

Hướng tới “ích nước, lợi nhà”

Bằng những nỗ lực vượt bậc, thiếu nhi tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện nhiều chương trình, phong trào hoạt động hiệu quả, như “Chương trình rèn luyện đội viên” với điểm nhấn là Ngày hội “Công nhận chuyên hiệu rèn luyện đội viên”. Thông qua đó đã có 80% đội viên đạt danh hiệu "Cháu ngoan Bác Hồ", 100% liên đội trên toàn tỉnh thực hiện tốt chương trình và trên 80% liên đội đạt danh hiệu xuất sắc, vững mạnh.

Các cuộc vận động “Vòng tay bè bạn”, “Giúp bạn tới trường – cùng hướng tới tương lai”, “Giúp bạn vượt khó”… đã vận động được 2,9 tỷ đồng, quyên góp được hàng nghìn cuốn sách giáo khoa, cùng nhiều quần áo giúp đỡ cho 32.083 em học sinh nghèo vượt khó. Các hoạt động “Uống nước nhớ nguồn”; “Đền ơn đáp nghĩa”; “Tiếp bước cha anh” bằng nhiều nội dung và hình thức như thăm hỏi, giúp đỡ, tặng quà các gia đình thương binh, liệt sĩ… đã giúp các thiếu nhi hình thành nhân cách tốt đẹp, bồi dưỡng ước mơ và khát vọng vươn lên.

Giai đoạn 2013 - 2018, các liên đội trên địa bàn tỉnh tổ chức hơn 1.450 cuộc thi kể chuyện, nói chuyện về Bác Hồ, thu hút 545.325 lượt đội viên tham gia; giúp đỡ 45.545 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn có sách vở, áo quần, xe đạp để đến trường với tổng trị giá hơn 3 tỷ đồng; có 1.949 em được tuyên dương thực hiện tốt "5 điều Bác Hồ dạy"...

Khi "Sẵn sàng" là khẩu hiệu hành động

Huy hiệu Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh có hình tròn, ở trong có hình búp măng non trên nền cờ đỏ sao vàng, ở dưới có băng chữ "Sẵn sàng". Nền đỏ sao vàng là cờ Tổ quốc, măng non tượng trưng cho lứa tuổi thiếu niên là thế hệ tương lai của dân tộc Việt Nam. Băng chữ "Sẵn sàng" là khẩu hiệu hành động.

Tại Đại hội Cháu ngoan Bác hồ toàn tỉnh lần thứ VIII năm 2018, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, các bậc cha mẹ, thầy cô trong toàn tỉnh hãy dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em; nêu cao tinh thần trách nhiệm, phối hợp chăm lo đầu tư hơn nữa đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em vùng sâu, vùng xa… Chú trọng đầu tư có hiệu quả về cơ sở vật chất trường lớp, nhà thiếu nhi, điểm vui chơi; đẩy lùi các biểu hiện tiêu cực như buôn bán, xâm hại đến trẻ em...; đồng thời xây dựng tổ chức Đội vững mạnh; hướng dẫn nội dung, hình thức hoạt động phù hợp với tâm lý, lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng, để các em được học tập, sinh hoạt, vui chơi, giải trí, phát triển toàn diện.

Đó cũng là mục tiêu hướng đến của thế hệ măng non Thừa Thiên Huế, sẵn sàng vượt khó và vươn lên với tinh thần “tuổi nhỏ làm việc nhỏ” nhằm góp phần xây dựng quê hương Thừa Thiên Huế ngày càng giàu đẹp và thực hiện vẹn toàn Di chúc của Bác Hồ kính yêu.  

Bài, ảnh: An Nhiên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
Văn hóa, con người Huế là nguồn lực, sức mạnh mềm

Từ những giá trị to lớn, toàn diện và sâu sắc trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ và Nhân dân thành phố Huế đã vận dụng một cách nhuần nhuyễn để đưa thành phố phát triển một cách đồng bộ và toàn diện. Trong đó, vấn đề văn hóa và con người được hết sức coi trọng xem đây là sức mạnh nội sinh, động lực để phát triển nhanh, bền vững, toàn diện.

Văn hóa, con người Huế là nguồn lực, sức mạnh mềm
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - những giá trị vĩnh hằng

Đây là công trình mà Người đã dành 5 năm cuối đời (từ 1965 đến 1969) để kết tinh với nhiều lần sửa chữa, bổ sung, cho thấy sự tỉ mỉ, chi tiết, cẩn thận và hết sức trách nhiệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh với tiền đồ, tương lai của đất nước, dân tộc.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - những giá trị vĩnh hằng
Triển lãm sách "Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh"

Ngày 27/9, theo thông tin từ Hội Xuất bản Việt Nam, Triển lãm sách Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024) sẽ diễn ra trong 2 tuần từ ngày 29/8 đến 14/9/2024 tại thư viện cộng đồng The Wiselands (số 216/1 đường Điện Biên Phủ, phường Võ Thị Sáu, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh) và trực tuyến song song trên nền tảng Book365.vn.

Triển lãm sách Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
50 năm một chặng đường gìn giữ văn hóa dân gian

Thừa Thiên Huế là vùng đất mang dấu ấn của thời di dân mở nước hơn 700 năm. Vì thế, cội nguồn văn hóa hình thành từ sự dung hợp bản sắc văn hóa của cư dân bản địa cùng cư dân Việt từ khắp các vùng miền của đất nước. Văn hóa dân gian luôn gắn liền với đời sống tinh thần của cộng đồng người Huế.

50 năm một chặng đường gìn giữ văn hóa dân gian

TIN MỚI

Return to top