ClockThứ Năm, 23/01/2020 06:15

Càng rút ngắn càng tốt

TTH - Tại cuộc họp triển khai Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 và tầm nhìn 2045 cho các đồng chí từ cấp ủy viên cơ sở trở lên trong toàn Đảng bộ khối, ông Nguyễn Quang Tuấn, Bí thư Đảng bộ Khối Cơ quan và Doanh nghiệp cho biết thêm một thông tin hay khi Bộ Chính trị thảo luận: “Giữ Huế là giữ cho cả nước chứ không riêng gì cho Huế”.

Đưa Nghị quyết 54 đi vào thực tiễn, tạo bước phát triển toàn diệnBước “khởi động” để Huế triển khai Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị

Giữ Huế luôn xanh sạch. Ảnh: Hoàng Hải

Nếu ngôn ngữ ngoài đời sống thường nhật của người dân Huế (xin được nói chung cho Thừa Thiên Huế) thì có thể cười tươi mà rằng: “Nghe mà mát rọt”. Còn trong sâu xa, chúng ta hiểu, Huế bây giờ đã khác; vai trò vị trí đã khác; Huế cần cho Huế phát triển nhưng cũng cần cho cả nước. Đến năm 2025 (mốc được nghị quyết xác định) Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, tức là đơn vị thứ 6 của cả nước, nhưng xem ra Huế có nội hàm trực thuộc khá khác biệt so với nhiều thành phố khác – phải lấy văn hóa làm động lực phát triển. Ông Nguyễn Quang Tuấn cho biết, Nghị quyết xác định ba trụ cột phát triển Huế đó là: Kinh tế - Văn hóa – Môi trường.

Khó có thể nói trong ba trụ cột nêu trên, xây dựng cái nào dễ hơn hoặc khó hơn cái nào, song bằng những đánh giá và nhìn nhận thực tế; riêng bản thân người viết cho rằng, trên bình diện Quốc gia; hoặc ở một qui mô tương đối rộng, như cấp tỉnh xây dựng cho được một nên tảng văn hóa, và một cảnh quan thiên nhiên, môi trường có khi khó hơn gấp nhiều lần so với xây dựng nền tảng kinh tế. Cứ nhìn vào một số đất nước thì biết: Nhật Bản, Hàn Quốc chỉ cần bốn năm mươi năm để trở thành con rồng, con hổ châu Á; Singapore cần 45 năm để trở thành một quốc gia thịnh vượng. Nhưng để có được bề dày văn hóa, như Huế, phải cần bề dày đến hàng trăm năm. Một cơ sở kinh tế bị phá vỡ chúng ta có thể tìm nhiều giải pháp phục hồi lại như cũ hoặc hơn nhưng một cơ sở văn hóa, có khi mất là vĩnh viễn mất. Bởi văn hóa nó không đơn thuần là tạo dựng lại mà nó có căn nguyên, có đời sống, có hồn cốt. Văn hóa là một thứ “rất khó diễn”.

Văn hóa Huế thì người ta đã nói nhiều và công nhận là một vùng đất rất khác biệt và nổi trội. Có thể một thời gian dài, chúng ta còn nghèo nên chúng ta cần phát triển kinh tế để nâng cao đời sống của người dân, trong đó có không ít những đánh đổi. Giờ chúng ta chưa giàu nhưng tương đối đủ đầy, nên là lúc nghĩ nhiều về về văn hóa. Thế mới biết, văn hóa là cái gốc, mới là cái đích đến của cuộc sống.

Trong thảo luận của Bộ Chính trị như nêu trên: “Giữ Huế là giữ cho cả nước” nó cũng thắp lên trong lãnh đạo và người dân Huế một niềm hy vọng – ngoài nguồn lực trong tỉnh, cả nước sẽ “có trách nhiệm” với Huế hơn. Trách nhiệm ở đây không đơn thuần là vật chất cụ thể: làm một con đường, xây một cái cầu, một bệnh viện, một trường học… mà còn là sự động viên; tạo cơ chế chính sách hợp lý hỗ trợ; liên doanh liên kết phát triển… Tuy nhiên, dù có là gì đi nữa thì điều quan trọng nhất vẫn là nội lực: Chính cán bộ lãnh đạo và người dân Huế chứ không ai khác phải là chủ nhân để xây dựng thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Muốn vậy, hệ thống tổ chức Đảng và Chính quyền phải chạy suôn sẻ; tạo dựng một môi trường tốt để phát huy hết nội lực, thu hút ngoại lực; Nội lực hay ngoại lực cũng gồm hai nhân tố nhân lực và vật lực. Hai nguồn này có tốt, có hay, có xuất sắc thì mới phát triển nhanh và bền vững. Ông Nguyễn Quang Tuấn cho biết: Bộ Chính trị đề ra mốc năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, nhưng Bộ Chính trị cũng nói rằng: Nếu đến năm 2024 mà đạt thì tốt, năm 2023 thì càng tốt, năm 2022 thì càng tốt hơn nữa… Tức là muốn nói đến sức phấn đấu nội tại của chính Thừa Thiên Huế.

Lê Phương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thành phố “thay áo” mới

2024 là năm có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo NQ 54-NQ/TW của Bộ Chính trị. Vì vậy, thành phố Huế tập trung các nguồn lực, chỉ đạo thực hiện các dự án (DA) trọng điểm về phát triển, mở rộng không gian đô thị, nhằm tạo tính kết nối giữa hai quận Bắc và Nam thành phố.

Thành phố “thay áo” mới
Trách nhiệm và tâm huyết

Ngày 1/1/2025, vùng đất Cố đô đánh dấu một mốc son lịch sử mới khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Vinh dự và tự hào là cảm xúc chung của cả hệ thống chính trị và người dân thành phố Huế trực thuộc Trung ương; cùng với đó là tinh thần nỗ lực, phấn đấu hơn nữa để xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

Trách nhiệm và tâm huyết
Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW (ngày 22/12/2024) của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết số 57-NQ/TW.

Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
Hương Trà tập trung các nguồn lực phát triển đô thị, xây dựng nông thôn mới

Năm 2024, Hương Trà đã tập trung tháo gỡ vướng mắc trong giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án trọng điểm như: Quảng trường và Nhà văn hóa trung tâm thị xã, chỉnh trang tuyến QL1A (Hương Văn - Hương Chữ), đường ven sông Bồ, chợ đầu mối Bình Điền, các tuyến đường nối với QL1A, xây dựng hệ thống trường học đạt chuẩn quốc gia…

Hương Trà tập trung các nguồn lực phát triển đô thị, xây dựng nông thôn mới
Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng:
Huế phải lấy nền tảng văn hóa, con người để trở thành nguồn lực

Chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024), ngày 5/11, ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã đến dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc (ĐĐKTDT) tại tổ dân phố 11, phường Kim Long, TP. Huế.

Huế phải lấy nền tảng văn hóa, con người để trở thành nguồn lực

TIN MỚI

Return to top