ClockThứ Ba, 23/02/2021 08:28

Phối hợp quản lý Chương trình điều tra tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

TTH.VN - Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký quyết định ban hành Quy chế phối hợp quản lý thực hiện Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đến năm 2030.

Trường Sa hôm nayHỗ trợ đào tào nghề, việc làm cho lao động sau sự cố môi trường biển

Quy chế này quy định về mục đích, nguyên tắc, nội dung, phương thức và trách nhiệm phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển trong quản lý thực hiện Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đến năm 2030 (Chương trình).

Mục đích phối hợp nhằm bảo đảm tổ chức thực hiện có hiệu quả các dự án, đề án, nhiệm vụ của Chương trình ngay từ khâu lập, phê duyệt, tổ chức thực hiện đến hoạt động nghiệm thu và đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ, đề án, dự án trong Chương trình. Tổ chức tốt công tác điều phối, chia sẻ thông tin, dữ liệu, khai thác, tận dụng tối đa năng lực, kinh nghiệm, phương tiện, trang thiết bị trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ, dự án; tăng cường và đề cao trách nhiệm, tính chủ động, tích cực của từng bộ, cơ quan, đơn vị trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình.

Về nội dung phối hợp, Quyết định nêu rõ, các bộ ngành, địa phương sẽ phối hợp tổ chức thực hiện Chương trình: Xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách, việc quản lý, sử dụng kinh phí chi thực hiện các nhiệm vụ, dự án, tổng hợp, phân bổ kinh phí hằng năm của Chương trình; theo dõi, kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết Chương trình; gắn kết thực hiện với Chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ quản lý biển, hải đảo và phát triển kinh tế biển và các chương trình, đề án, dự án khác có liên quan.

Bên cạnh đó, phối hợp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình gồm: Thẩm định và phê duyệt dự án thực hiện; hướng dẫn, phân bổ và giao kế hoạch, dự toán ngân sách Nhà nước thực hiện; kiểm tra, giám sát, nghiệm thu, quyết toán và giao nộp sản phẩm; thông tin, báo cáo trong quá trình thực hiện.

Phương thức phối hợp có thể thực hiện như sau: Gửi công văn, thư điện tử; tổ chức họp trao đổi, lấy ý kiến; chia sẻ, cập nhật thông tin có liên quan trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình và các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình; tổ chức các đoàn, tổ công tác liên ngành trong trường hợp cần thiết.

Việc lựa chọn phương thức phối hợp do các cơ quan thống nhất, quyết định phù hợp với điều kiện cụ thể tại từng địa bàn, cấp đơn vị. 

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thương mại điện tử và những tác động tới môi trường

Thương mại điện tử toàn cầu đã tăng trưởng đều đặn trong thập kỷ qua. Việc số hóa cuộc sống hiện đại cùng sự ra đời của các công nghệ mới đã hoàn toàn thay đổi hành vi mua sắm của người dân. Trong thập kỷ qua - đặc biệt là trong giai đoạn đại dịch COVID-19, số lượng người mua hàng trực tuyến đã tăng với tốc độ chưa từng có, biến thương mại điện tử thành một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD.

Thương mại điện tử và những tác động tới môi trường
Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thân thiện

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông qua các hoạt động đồng hành hỗ trợ nhà đầu tư đã và đang tạo được hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động xúc tiến đầu tư cũng như thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thân thiện

TIN MỚI

Return to top