ClockThứ Hai, 06/12/2021 06:13

Thêm động lực khi người lao động được nhận hỗ trợ

TTH - Dù số tiền không lớn, nhưng khi được sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước, người lao động, những đối tượng chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 có thêm động lực để vượt khó.

COVID-19 ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển giáo dục năm 2021Du học bị ảnh hưởng bởi đại dịch

Đến nay, tỉnh đã hoàn thành chi hỗ trợ cho tất cả đối tượng bảo trợ xã hội được nuôi dưỡng tại các cơ sở ngoài công lập trên địa bàn theo Nghị quyết 84 HĐND tỉnh

Nguồn động viên

Chị Nguyễn Thị Kim Thoa, nhân viên y tế Bệnh viện Trung ương Huế - Cơ sở 2 vừa nhận tiền hỗ trợ theo Nghị định 116 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) vào tài khoản cách đây vài ngày. Theo thời gian đóng BHTN, chị Kim Thoa được nhận 2,1 triệu đồng. Có thêm một khoản hỗ trợ đột xuất, chị Thoa và nhiều đồng nghiệp khác rất phấn khởi.

Theo Nghị quyết 116, mức hỗ trợ từ Quỹ BHTN chia làm 6 mức tùy thời gian người lao động tham gia đóng BHTN. Mức thấp nhất được hỗ trợ 1,8 triệu đồng/người và mức hỗ trợ cao nhất là 3,3 triệu đồng/người. Thực hiện chính sách hỗ trợ bằng tiền từ Quỹ BHTN cho người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, đến nay, toàn tỉnh có khoảng 76.800 người lao động đã được hỗ trợ với tổng số tiền trên 183,549 tỷ đồng.

Việc thực hiện Nghị quyết 116, Quyết định 28 về chính sách giảm mức đóng BHTN cho người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 đang tích cực triển khai và sắp về đích. Trên địa bàn tỉnh hiện có 3.414 đơn vị đang tham gia BHTN với 109.476 lao động đang tham gia BHTN. Trong đó, có 2.505 đơn vị được giảm mức đóng BHTN với 76.781 người lao động được giảm mức đóng BHTN, số tiền giảm đóng BHTN khoảng 44,045 tỷ đồng.

Từ khi triển khai thực hiện Nghị quyết 68, Quyết định 23 về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch COVID-19, Nghị quyết 126 sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 68, Nghị quyết 84 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và một số đối tượng đặc thù khác gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh, hàng chục nghìn lao động, đối tượng hưởng đã tiếp nhận được tiền hỗ trợ.

Tính đến nay, toàn tỉnh đã hỗ trợ cho hơn 129.165 người, với tổng kinh phí khoảng 66 tỷ đồng. Trong đó, nguồn Bảo hiểm xã hội, Ngân hàng Chính sách xã hội chi hỗ trợ cho khoảng 113.390 người, với kinh phí khoảng 38,4 tỷ đồng. Cấp huyện và Sở LĐTB&XH đã tiến hành chi trả các chính sách tạm hoãn HĐLĐ, nghỉ việc không lương, lao động ngừng việc, hộ kinh doanh, hỗ trợ thêm cho trẻ em là F0, F1, lao động tự do và đối tượng đặc thù khác... với hơn 14.630 người và tổng số tiền đã chi trả hơn 23,7 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương và tỉnh. Ngoài ra, Sở Du lịch và Sở Văn hóa và Thể thao đã chi hỗ trợ cho 1.142 lao động là hướng dẫn viên du lịch, viên chức hoạt động nghệ thuật với tổng kinh phí hơn 4,236 tỷ đồng.

Đẩy nhanh chi trả cho lao động tự do

Kinh doanh hàng ăn hơn 20 năm, do các đợt dịch COVID-19 bùng phát vừa qua, theo lệnh của chính quyền địa phương, gia đình bà Lê Thị Hồng và nhiều hàng quán dọc Quốc lộ 1A qua thị trấn Phong Điền (huyện Phong Điền) phải nghỉ bán dài ngày và kéo dài nhiều đợt. Nằm trong diện được xét hỗ trợ theo NQ 84 của HĐND tỉnh, bà Hồng và một số người được nhận hỗ trợ 2 triệu đồng.

Bà Hồng chia sẻ: "Thú thật, phải nghỉ bán để phòng, chống dịch, gia đình thất thu nhiều lắm. Số tiền nhận được không là bao, nhưng chúng tôi cảm thấy ấm lòng, thỏa mãn vì được Nhà nước quan tâm, sẻ chia".

Bà Ngân, ở phường Phường Đúc, làm nghề bán vé số, vừa qua được cán bộ chính sách phường hướng dẫn đăng ký đối tượng hưởng gói hỗ trợ theo Nghị quyết 84. Hồ sơ hợp lệ, đúng đối tượng, nên cách đây ít hôm, bà Ngân được thông báo nhận hỗ trợ số tiền 1,5 triệu đồng.

"Cũng may có mấy o mấy chú trong tổ, trên phường bày vẽ cho, chứ như tui ít chữ, trú trớ, không rành giấy tờ, máy móc, thì không biết lúc mô mới nhận được số tiền này", bà Ngân giãi bày.

Để gói hỗ trợ sớm đến tay những đối tượng lao động tự do gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, ngành LĐTB&XH và các địa phương thời gian qua đã áp dụng hệ thống các phần mềm, các kênh để những đối tượng nằm trong diện được hỗ trợ thuận tiện đăng ký, cũng như cấp cơ sở dễ dàng hỗ trợ đăng ký, tiếp nhận, chuyển hồ sơ lên cấp trên qua hệ thống phần mềm chung, giúp đẩy nhanh thời gian, tiến độ chi trả, hạn chế tiếp xúc, đi lại...  Sở LĐTB&XH cũng đã lập group Zalo "Xử lý hồ sơ COVID-19 lao động tự do" để kết nối, hướng dẫn, kịp thời giải đáp, tháo gỡ vướng mắc cho cán bộ thụ lý hồ sơ, đối tượng lao động tự do...

Đến nay, ngành LĐTB&XH, đơn vị, địa phương liên quan đã hoàn tất việc chi trả cho các đối tượng là hộ nghèo bảo trợ xã hội và người được nuôi dưỡng trong các cơ sở ngoài công lập theo NQ 84. Riêng đối tượng lao động tự do, đã có hơn 9.150 người được nhận tiền hỗ trợ, với tổng kinh phí khoảng 14,1 tỷ đồng.

Hiện, các địa phương, đơn vị đang tiếp tục rà soát hồ sơ, chuyển UBND tỉnh ra quyết định để chi trả cho các đối tượng theo hình thức "cuốn chiếu", tức là phê duyệt đến đâu chi trả đến đó, không để người dân chờ đợi và đẩy nhanh tiến độ để gói hỗ trợ này sớm đến tay người lao động. Ngoài chi trả bằng tiền mặt, các xã, phường, thị trấn cập nhật lại danh sách và số tài khoản hoặc làm mới cho người chưa có tài khoản qua Viettelpay hoặc VietinBank để thực hiện chi trả qua thẻ thuận tiện, nhanh chóng, đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19.

Bài, ảnh: HOÀI THƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mang Tết đến cho người lao động

Các cấp công đoàn đang ra sức triển khai nhiều chương trình thiết thực để mang đến cho người lao động một mùa xuân trọn vẹn và ấm áp khi Tết đang cận kề.

Mang Tết đến cho người lao động
Động lực mới cho di sản Huế

Thành phố Huế - Đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam, đang từng bước biến những giá trị văn hóa lịch sử thành động lực kinh tế, tạo nên một mô hình phát triển bền vững, vừa bảo tồn vừa phát huy các giá trị di sản.

Động lực mới cho di sản Huế
Hút vốn FDI

Cùng với đổi mới trong hoạt động xúc tiến đầu tư, việc đồng hành của chính quyền nhằm thúc đẩy các dự án được ví như “thỏi nam châm” thu hút các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Thừa Thiên Huế (nay là thành phố Huế) (*).

Hút vốn FDI
Nghiệm thu 2 đề án hỗ trợ từ hoạt động khuyến công

Ngày 31/12, Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp (Trung tâm) tổ chức nghiệm thu 2 đề án khuyến công từ nguồn vốn sự nghiệp cho hoạt động khuyến công tỉnh năm 2024 tại địa bàn huyện Quảng Điền.

Nghiệm thu 2 đề án hỗ trợ từ hoạt động khuyến công
Nghề mới, cơ hội mới cho người lao động

Chăm sóc sắc đẹp, công nghệ thực phẩm, kỹ thuật chế biến món ăn, kỹ thuật ô tô điện... là một số ngành mới gần đây được đưa vào đào tạo ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn. Đây là những ngành nghề mới, dễ tạo ra cơ hội việc làm cho học viên khi ra trường.

Nghề mới, cơ hội mới cho người lao động

TIN MỚI

Return to top