ClockThứ Tư, 31/08/2022 14:33

Quyền lợi cho người lao động

TTH - Chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, trong đó bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN) là một thành phần, do người sử dụng lao động (SDLĐ) bắt buộc phải đóng cho người lao động (NLĐ). Bên cạnh lợi ích chia sẻ rủi ro, nguồn quỹ này còn phát huy tác dụng phòng ngừa thiết thực.

Tăng tỷ lệ người trong độ tuổi lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyệnKịp thời hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao độngTiếp tục bảo hộ công dân với nhóm người Việt bị lừa đảo đi lao động tại Campuchia

Người lao động tham gia bảo hiểm TNLĐ-BNN sẽ được hưởng chế độ khi không may xảy ra tai nạn lao động

Hỗ trợ thiết thực

Làm việc tại một công ty tư nhân chuyên về lĩnh vực xây dựng hơn 5 năm, đầu tháng 6/2022 không may anh Hoàng Văn Bốn, trú tại phường Kim Long bị tai nạn khi đang thi công công trình ở tầng 2 tòa nhà. Anh bị gãy tay phải bó bột và nghỉ ở nhà gần 2 tháng, song do công ty không đóng bảo hiểm TNLĐ-BNN, bản thân không tham gia bảo hiểm y tế nên anh Bốn phải tự chi trả toàn bộ viện phí và các khoản sinh hoạt hằng ngày.

Theo anh Bốn, khi khỏe mạnh không quan tâm đến các loại bảo hiểm nên không hỏi công ty, đến khi bị tai nạn mới “tá hỏa” vì ngoài khoản viện phí ra, gần 2 tháng nằm ở nhà anh không nhận được khoản trợ cấp nào ngoài khoản hỗ trợ thăm hỏi, động viên từ lãnh đạo công ty và anh em đồng nghiệp nên gia đình gặp vô vàn khó khăn. 

Khác với anh Bốn, anh Nguyễn Văn Nhân, công nhân tại một doanh nghiệp (DN) ở Khu công nghiệp Phú Bài do bất cẩn khi vận hành máy và một số nguyên nhân khách quan khác, anh bị bỏng nặng với tỷ lệ thương tật 40%. Nằm viện điều trị gần 2 tháng và về nhà dưỡng thương, tuy sức khỏe đã dần hồi phục nhưng anh chỉ có thể làm việc nhẹ nhàng, không còn khả năng đáp ứng yêu cầu công việc cũ. Vì vậy, anh Nhân xin nghỉ làm ở công ty và tìm việc thời vụ tại địa phương.

“Dù vất vả nhưng cũng may là công ty đóng đầy đủ bảo hiểm TNLĐ-BNN nên chi phí trong thời gian điều trị, hồi phục của bản thân cũng không quá tốn kém. Thêm vào đó, mỗi tháng, tôi còn được hưởng tiền trợ cấp 1,2 triệu đồng, phần nào khắc phục khó khăn cho gia đình”, anh Nhân chia sẻ.

Trong sản xuất, dù làm công việc đơn giản hay phức tạp thì NLĐ khó có thể lường trước những tai nạn bất ngờ có thể xảy ra với bản thân. Vì vậy, quy định về bảo hiểm TNLĐ-BNN ra đời, nằm trong Luật BHXH 2014 đã trở thành “điểm tựa”, giúp bù đắp một phần tổn thất cho NLĐ khi không may gặp rủi ro.

Trước đây, các nội dung của bảo hiểm TNLĐ-BNN nằm trong Luật BHXH, chỉ thực hiện chế độ trợ cấp sau khi NLĐ đã điều trị ổn định thương tật, thiếu cơ chế tái đầu tư để phòng ngừa. Vì vậy, không ít DN né tránh thực hiện nghĩa vụ. Khắc phục điều này, tăng cường hơn nữa khả năng phòng ngừa, quy định về chế độ bảo hiểm TNLĐ-BNN được chuyển từ Luật BHXH sang Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2016); việc thu, chi và quản lý quỹ vẫn do cơ quan BHXH thực hiện.

Theo đó, đối tượng hưởng chế độ TNLĐ-BNN được mở rộng trên cơ sở phù hợp với đối tượng đóng BHXH, bao gồm cả NLĐ làm việc theo mùa vụ, NLĐ dưới 15 tuổi, lao động đã nghỉ hưu. Hằng năm, ngoài chi trợ cấp cho người bị TNLĐ-BNN, quỹ dành tối đa 10% nguồn thu để hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa bao gồm: khám, chữa bệnh nghề nghiệp, phục hồi chức năng lao động; điều tra lại các vụ TNLĐ-BNN theo yêu cầu của cơ quan BHXH; huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động cho người tham gia… Đây là những điểm ưu việt, hướng đến bảo đảm an sinh cho hầu hết trường hợp tham gia lao động, sản xuất.

Đẩy mạnh tuyên truyền

Theo Giám đốc BHXH tỉnh, ông Nguyễn Viết Dũng, bảo hiểm TNLĐ-BNN là một trong những chính sách nhân văn, nhằm hỗ trợ NLĐ, người SDLĐ một phần chi phí khi có tai nạn xảy ra. Thời gian vừa qua, BHXH tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm đưa chính sách này ngày càng được triển khai sâu rộng; các sở, ngành cùng đơn vị liên quan trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn, giúp người SDLĐ, NLĐ nâng cao nhận thức, thực hiện tốt hơn công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Để được hưởng chế độ bảo hiểm TNLĐ-BNN, chủ SDLĐ lập hồ sơ bao gồm sổ BHXH, giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị TNLĐ đối với trường hợp nội trú, biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa, văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ; cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ, xét duyệt hồ sơ, nếu NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần; bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.

Đến nay, BHXH tỉnh đã giải quyết và đang quản lý, chi trả 405 người đang hưởng chế độ TNLĐ hàng tháng, bao gồm 77 người từ nguồn ngân sách Nhà nước, 328 người từ nguồn Quỹ BHXH. Trong đó, đã chi trả cho 694 người hưởng chế độ TNLĐ 1 lần. Hiện, BHXH tỉnh đang phối hợp với các ngành có liên quan tập trung tuyên truyền rộng rãi các văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm TNLĐ-BNN đến từng đơn vị, DN trên địa bàn, đồng thời hướng dẫn cách thức tham gia, giải quyết chế độ chính sách cho trường hợp cụ thể, bảo đảm nhanh chóng, chính xác.

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mang Tết đến cho người lao động

Các cấp công đoàn đang ra sức triển khai nhiều chương trình thiết thực để mang đến cho người lao động một mùa xuân trọn vẹn và ấm áp khi Tết đang cận kề.

Mang Tết đến cho người lao động
Khẩn trương thực hiện cho vay nhà ở theo Nghị quyết 33

Ngân hàng Nhà nước vừa có công văn số 55/NHNN-TD gửi chín ngân hàng thương mại yêu cầu khẩn trương triển khai thực hiện Chương trình cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo Nghị quyết 33/NQ-CP của Chính phủ.

Khẩn trương thực hiện cho vay nhà ở theo Nghị quyết 33
Hút vốn FDI

Cùng với đổi mới trong hoạt động xúc tiến đầu tư, việc đồng hành của chính quyền nhằm thúc đẩy các dự án được ví như “thỏi nam châm” thu hút các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Thừa Thiên Huế (nay là thành phố Huế) (*).

Hút vốn FDI
Hoàn thiện hạ tầng cho ngành giáo dục

Cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học và đẩy mạnh triển khai chủ trương đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), TP. Huế tăng cường đầu tư cơ sở vật chất (CSVC), hạ tầng trường lớp, xứng đáng là lá cờ đầu trong lĩnh vực GD&ĐT của tỉnh.

Hoàn thiện hạ tầng cho ngành giáo dục
Nghề mới, cơ hội mới cho người lao động

Chăm sóc sắc đẹp, công nghệ thực phẩm, kỹ thuật chế biến món ăn, kỹ thuật ô tô điện... là một số ngành mới gần đây được đưa vào đào tạo ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn. Đây là những ngành nghề mới, dễ tạo ra cơ hội việc làm cho học viên khi ra trường.

Nghề mới, cơ hội mới cho người lao động

TIN MỚI

Return to top