ClockThứ Năm, 04/11/2021 18:40

Lấy ý kiến thông qua Đề án Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

TTH.VN - Chiều 4/11, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình chủ trì Hội nghị lấy ý kiến thông qua Đề án Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Cử tri Nam Đông mong di dời ra khỏi các vùng sạt lở để đảm bảo an toànKéo dài hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số đến năm 2025Phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núiQuốc hội thảo luận tại tổ hai dự án luật và biểu quyết một nghị quyếtKhai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núiTăng cường ứng dụng CNTT hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển KTXHĐẩy mạnh giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tại hội nghị

Hội nghị lần này đã rà soát và lấy ý kiến của các đơn vị liên quan lần cuối để thông qua đề án. Sau khi nghe Ban Dân tộc báo cáo dự thảo Đề án, nhiều ý kiến cho rằng, đối với mục tiêu đến năm 2025, cần nâng cao về tỷ lệ sử dụng nước sạch; có chỉ tiêu cụ thể về đào tạo, quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, bảo đảm tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS phù hợp với tỷ lệ dân số là người DTTS ở địa phương. Về chỉ tiêu 20% thôn có đội văn hóa, văn nghệ (câu lạc bộ) truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng, ngành văn hóa cho rằng, việc thành lập các câu lạc bộ thì có thể thực hiện được nhưng duy trì hoạt động thường xuyên, có chất lượng thì khó có thể thực hiện đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi, cần đánh giá lại chỉ tiêu này...

Hai huyện miền núi Nam Đông và A Lưới cho rằng, về chỉ tiêu tăng cường công tác y tế để đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại cần được xem xét lại vì với điều kiện hiện tại ở khu vực miền núi, dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại cho người dân khó đảm bảo.

Kết luận tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đánh giá cao những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các đơn vị. Ban biên tập Đề án cần nghiên cứu để hoàn chỉnh Đề án cho phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế. 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, Đề án phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, định hướng năm 2030 là Chương trình lớn của Đảng và nhà nước. Trong đó việc xác định các nhiệm vụ trọng tâm cũng như mục tiêu đến năm 2030 của Đề án có ý nghĩa then chốt. Sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh đối với công tác dân tộc giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 sẽ tác động tích cực và quyết định đến sự thành công của Đề án phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, định hướng năm 2030.

Tin, ảnh: Ngọc Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo cấp nước an toàn, ổn định dịp Tết

Trước thềm năm mới Ất Tỵ 2025, Công ty CP Cấp nước Huế (HueWACO) đã lên kế hoạch, sẵn sàng các phương án cần thiết nhằm đảm bảo cấp nước an toàn, liên tục, ổn định cho người dân trên địa bàn thành phố trước, trong và sau tết Nguyên đán.

Đảm bảo cấp nước an toàn, ổn định dịp Tết
Báu vật của núi rừng A Lưới

Nhắc đến âm nhạc dân gian trên dãy Trường Sơn hùng vĩ, không thể không kể đến nghệ nhân Lê Văn Trình (thôn PaRis - Ka Vin, xã Lâm Đớt, huyện A Lưới), người đã dành cả cuộc đời mình để gìn giữ và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống. Ông không chỉ là một nghệ nhân tài hoa mà còn là “ngọn lửa” thắp sáng niềm đam mê âm nhạc dân tộc cho thế hệ trẻ.

Báu vật của núi rừng A Lưới
A Lưới cần có ý chí vươn lên, tự lực, tự cường

Đó là yêu cầu của UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy Lê Trường Lưu tại buổi làm việc với Huyện ủy, UBND, các phòng, ban, lãnh đạo chủ chốt các xã, thị trấn của huyện A Lưới​ ngày 21/1 về công tác chuẩn bị tết Nguyên đán Ất Tỵ, giảm nghèo bền vững và một số vấn đề nổi lên trên địa bàn huyện đầu năm 2025.

A Lưới cần có ý chí vươn lên, tự lực, tự cường
Xuân mới trên non cao

Mùa xuân đầu tiên thoát khỏi huyện nghèo, người dân A Lưới phấn khởi hòa mình tham gia các hoạt động lễ hội trong tình đoàn kết, sẻ chia. Cùng với giữ gìn các giá trị văn hóa bản sắc, chính quyền địa phương đang nỗ lực thực hiện mục tiêu giảm số lượng hộ nghèo, phát triển các mô hình sinh kế, nâng cao đời sống dân sinh.

Xuân mới trên non cao

TIN MỚI

Return to top