ClockThứ Sáu, 12/05/2023 06:41

Cải thiện phúc lợi người lao động bằng thỏa ước

TTH - Điều cốt lõi khi thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể là công đoàn cơ sở phải hiểu doanh nghiệp (DN) và người lao động (NLĐ) cần gì.

Tiên phong giải quyết chế độ chính sách cho người lao độngBộ Nội vụ tham mưu lộ trình cải cách chính sách tiền lương sau 2023Phát huy vai trò của Công đoàn - Nói tiếng nói của người lao động

leftcenterrightdel
 Được quan tâm chăm lo, công nhân Công ty CP Dệt may Huế yên tâm sản xuất

Khéo léo và nhạy bén

Bản thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) được Công đoàn (CĐ) cơ sở Công ty TNHH sản xuất gạch Hoa Mặt Trời, thị xã Hương Trà ký kết với nhiều điều khoản có lợi cho NLĐ hơn với luật định. Cụ thể, tiền ăn ca của NLĐ là 22 ngàn đồng/suất, chưa kế tiền chất đốt và tiền phục vụ; mỗi lao động được hỗ trợ dao động từ 10 ngàn đến 30 ngàn đồng tiền xăng xe/ngày, tất cả đều có lương tháng thứ 13 hàng năm.

Hàng năm, NLĐ được tổ chức tham quan nghỉ dưỡng một lần mà vẫn hưởng nguyên lương. Những ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, mỗi lao động nữ đều được tặng suất quà từ 200 đến 300 ngàn đồng. Công ty còn tạo điều kiện cho CĐ xây dựng tủ sách với hàng trăm đầu sách, tạo thói quen đọc sách, nâng cao hiểu biết cho NLĐ...

Chị Nguyễn Thị Vân, công nhân Công ty TNHH sản xuất gạch Hoa Mặt Trời chia sẻ: “Năm vừa qua, có thời điểm công ty thiếu đơn hàng, tôi và nhiều công nhân khác lo lắng chỉ mong có việc làm ổn định, không dám nghĩ đến phúc lợi. Thế nhưng, không chỉ được đảm bảo việc làm liên tục, chúng tôi còn được duy trì phúc lợi như TƯLĐTT đã ký kết, ai cũng phấn khởi, yên tâm sản xuất”.

Tương tự, bản TƯLĐTT của CĐ Công ty CP Tài Phát, thuộc Khu Công nghiệp Phú Bài cũng có nhiều nội dung có lợi cho NLĐ cao hơn luật. Chẳng hạn, về hỗ trợ tiền xăng xe, công nhân trên địa bàn phường Phú Bài được hỗ trợ một tháng 150 ngàn đồng/người, ngoài phường Phú Bài được hỗ trợ 300 ngàn đồng/ người. Công nhân làm việc đủ 3 năm được tăng lương một lần, mỗi NLĐ được trang bị 4 bộ đồ lao động/năm. Đối với những NLĐ có sáng kiến trong lao động sản xuất đều được khen thưởng cuối năm.

Theo ông Bạch Văn Thạnh, Chủ tịch CĐ Công ty CP Tài Phát, mục tiêu CĐ công ty hướng đến khi thương lượng, ký kết TƯLĐTT là vì việc làm, đời sống của đoàn viên, NLĐ và vì sự phát triển ổn định của DN. Theo ông Thạnh, không phải lúc nào DN cũng gặp thuận lợi trong sản xuất, kinh doanh, do vậy cán bộ CĐ phải khéo léo và nhạy bén. Chẳng hạn, đối với các khoản phụ cấp ngoài lương, CĐ cơ sở phải cố gắng thuyết phục DN duy trì bởi điều này có ý nghĩa thực sự đối với NLĐ, giúp NLĐ có thêm những khoản phúc lợi ngoài lương.

leftcenterrightdel
 Người lao động Công ty TNHH sản xuất gạch Hoa Mặt Trời đọc sách giờ giải lao

Hợp lý, hợp tình

Hiện nay, ngoài thu nhập ổn định bình quân hơn 8 triệu đồng/tháng, gần 5.000 công nhân Công ty CP Dệt may Huế còn được hưởng một số phúc lợi thiết thực như thưởng 2 tháng lương thứ 13 vào dịp tết, được hỗ trợ 50% kinh đóng thêm bảo hiểm con người kết hợp, lao động nữ nuôi con nhỏ từ 6 tháng đến 72 tháng, được hỗ trợ mỗi tháng 50 ngàn đồng… Tất cả phúc lợi này đều được cụ thể hóa trong TƯLĐTT.

Ông Nguyễn Tiến Hậu, Chủ tịch CĐ Công ty CP Dệt may Huế cho biết, điều cốt lõi trong quá trình thương lượng, ký kết TƯLĐTT là CĐ cơ sở phải hiểu được DN và NLĐ cần gì. Từ nhận thức ấy, trước khi thương lượng diễn ra, CĐ cơ sở luôn nắm chắc tình hình sản xuất, kinh doanh của DN, đặc biệt là tâm tư, nguyện vọng của công nhân, từ đó có những đề xuất hợp lý hợp tình. “Với cơ sở dữ liệu xác đáng về tình hình thu nhập, phúc lợi của NLĐ, CĐ cơ sở sẽ tìm được tiếng nói chung với DN trong quá trình thương lượng, ký kết TƯLĐTT”, ông Nguyễn Tiến Hậu nói.

 Nói về trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc phối hợp với CĐ cơ sở ký kết TƯLĐTT, ông Phạm Đăng Trung, Giám đốc Công ty sản xuất gạch Hoa Mặt Trời thông tin: "Để đạt được sự đồng thuận, khi đề xuất chế độ chính sách liên quan trực tiếp đến NLĐ, CĐ cơ sở phải cụ thể hóa từng điều khoản chăm lo. Về phía người sử dụng lao động, cũng phải lắng nghe và chia sẻ, có như vậy mới hài hòa lợi ích các bên trong quan hệ lao động".

Bà Lê Thị Duyên, Chủ tịch CĐ Công ty TNHH sản xuất gạch Hoa Mặt Trời cho biết, trước khi thương lượng ký kết TƯLĐTT, CĐ nắm chắc thu nhập, nhu cầu chi tiêu thiết yếu của công nhân trước sự biến động của giá cả thị trường. “Chúng tôi xem đây cơ sở, giúp ban giám đốc có cái nhìn thực tế hơn về đời sống công nhân, từ đó dễ đồng ý thỏa ước chăm lo, đãi ngộ NLĐ”, bà Duyên chia sẻ.

Theo ông Trần Quang Vinh, Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động tỉnh, để có bản TƯLĐTT tiến bộ, cán bộ CĐ ngoài am hiểu luật phải nhạy bén, biết tranh thủ sự ủng hộ của DN và cả tập thể lao động. "Dự thảo nội dung TƯLĐTT trước khi ký kết được niêm yết công khai ở các xưởng để công nhân có thể góp ý. Việc tập hợp ý kiến đóng góp của công nhân sẽ được thực hiện dựa trên nguyên tắc hợp lý và xuất phát từ nguyện vọng của số đông công nhân. Phương pháp này giúp CĐ cơ sở gặp nhiều thuận lợi trong quá trình thương lượng, ký kết hoặc bổ sung TƯLĐTT, tạo dựng uy tín với DN", ông Trần Quang Vinh cho biết.

Bài, ảnh: HẢI THUẬN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mang Tết đến cho người lao động

Các cấp công đoàn đang ra sức triển khai nhiều chương trình thiết thực để mang đến cho người lao động một mùa xuân trọn vẹn và ấm áp khi Tết đang cận kề.

Mang Tết đến cho người lao động
Hút vốn FDI

Cùng với đổi mới trong hoạt động xúc tiến đầu tư, việc đồng hành của chính quyền nhằm thúc đẩy các dự án được ví như “thỏi nam châm” thu hút các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Thừa Thiên Huế (nay là thành phố Huế) (*).

Hút vốn FDI
Nghề mới, cơ hội mới cho người lao động

Chăm sóc sắc đẹp, công nghệ thực phẩm, kỹ thuật chế biến món ăn, kỹ thuật ô tô điện... là một số ngành mới gần đây được đưa vào đào tạo ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn. Đây là những ngành nghề mới, dễ tạo ra cơ hội việc làm cho học viên khi ra trường.

Nghề mới, cơ hội mới cho người lao động
Hiệu quả từ phối hợp “3 bên”

Sau khi triển khai ký kết quy chế phối hợp nhằm tăng cường mối quan hệ giữa 3 bên, gồm: Cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH), Ban chỉ đạo (BCĐ) cấp xã và Tổ chức dịch vụ thu, số người tham gia các loại hình bảo hiểm tăng đột biến.

Hiệu quả từ phối hợp “3 bên”

TIN MỚI

Return to top