ClockThứ Sáu, 16/09/2022 20:02

Bàn giải pháp giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022- 2025

TTH.VN - Nội dung này được UBND TP. Huế tổ chức chiều 16/9. Tham dự có UVTV Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ Phan Thiên Định; lãnh đạo TP. Huế và các địa phương trên địa bàn.

A Lưới phấn đấu giảm 1.430 hộ nghèo trong năm 2022Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc giaGiảm nghèo bền vững là điều kiện quan trọng của thành phố trực thuộc Trung ương

Các ban ngành, đoàn thể TP. Huế triển khai nhiều chương trình, hoạt động hỗ trợ hộ nghèo 

Giai đoạn 2016-2020, chương trình giảm nghèo đã được thực hiện theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều. Tuy nhiên, công cuộc giảm nghèo trong quá trình triển khai vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, khó khăn, chưa hiệu quả, kéo dài; việc hỗ trợ giảm nghèo còn chồng chéo, nhận thức thoát nghèo của người dân còn thấp, sự vào cuộc của cấp ủy chính quyền trong (công tác giảm nghèo) CTGN bền vững chưa chủ động, còn hình thức.

Với 2.083 hộ nghèo, để thực hiện CTGN, TP. Huế đã triển khai nhiều giải pháp, hàng năm có hơn 6.000 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được vay vốn; hỗ trợ giải quyết cho hơn 9.000 lượt người có việc làm ổn định, trong đó có hơn 3.000 việc làm mới; 100% thành viên thuộc hộ nghèo được cấp thẻ BHYT, trong đó bao gồm cả thẻ BHYT cho hộ nghèo và thẻ BHYT dành cho các đối tượng khác.

Giai đoạn 2016-2018, thông qua nguồn ngân sách thành phố và từ Quỹ Vì Người nghèo, đã có 148 hộ nghèo được hỗ trợ kinh phí xây dựng, sửa chữa nhà; năm 2019 hỗ trợ 33 nhà và năm 2020 tập trung cho các hộ nghèo thuộc dự án giải tỏa kinh thành Huế.

Lãnh đạo TP. Huế cho rằng, nhiệm kỳ 2021-2025, CTGN đặt ra yêu cầu cao hơn, đó là “giảm nghèo bền vững” (hạn chế tái nghèo) và “giảm nghèo đa chiều”. Theo đó, CTGN phải được thực hiện một cách toàn diện, đi vào chiều sâu và thực chất hơn với mục tiêu góp phần tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân; vừa tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi 6 dịch vụ xã hội cơ bản, gồm việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin. Công tác chỉ đạo cũng được các cấp ủy Đảng, chính quyền hết sức quan tâm. 

Vì vậy, để giảm nghèo bền vững thành phố phải “xác định rõ nguyên nhân nghèo và có phương án thoát nghèo theo địa chỉ cụ thể cho từng hộ nghèo”. Trong đó, triển khai nhiều giải pháp giảm nghèo đa chiều, trong đó chú trọng nâng cao thu nhập cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội gắn với giáo dục nghề nghiệp, chú trọng đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường để tập trung giải quyết việc làm cho người nghèo; tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận thuận tiện các dịch vụ xã hội…

Tin, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp:
Ecoba Việt Nam - Tiên Phong Giải Pháp Xanh Bền Vững

Ecoba không chỉ là một cái tên, mà là dấu ấn của một cuộc cách mạng xanh trong ngành xây dựng. Được thành lập từ năm 2010, công ty đã vươn mình trở thành người tiên phong trong việc phát triển các giải pháp bền vững, kết hợp công nghệ tiên tiến với sự thấu hiểu sâu sắc về môi trường. Công ty chính là lời giải cho bài toán hiện đại hóa mà không đánh đổi thiên nhiên – một sứ mệnh khởi nguồn từ tầm nhìn vượt thời gian.

Ecoba Việt Nam - Tiên Phong Giải Pháp Xanh Bền Vững
Kỳ họp chuyên đề lần thứ 21, HĐND thành phố khoá VIII, nhiệm kỳ 2021-2026:
Thông qua nhiều chính sách hỗ trợ đầu tư công, nông nghiệp, y tế

Nhiều nghị quyết (NQ) liên quan đến các lĩnh vực đầu tư công, nông nghiệp, y tế… đã được HĐND thành phố thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ 21, HĐND thành phố khoá VIII, nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra chiều 7/1.

Thông qua nhiều chính sách hỗ trợ đầu tư công, nông nghiệp, y tế

TIN MỚI

Return to top