ClockThứ Hai, 22/02/2021 08:19

Tiếp bước truyền thống cha anh

TTH - Năm 2021, huyện Phú Lộc có 172 thanh niên lên đường nhập ngũ. Đến thời điểm này, 100% thanh niên trên quê hương Đại tướng Lê Đức Anh đang rất háo hức chờ ngày lên đường tòng quân.

Hơn 1.300 thanh niên lên đường nhập ngũGiúp tân binh yên tâm lên đường

Hội đồng NVQS huyện Phú Lộc triển khai khám tuyển chặt chẽ, minh bạch

Trong tiết trời ấm áp đầu Xuân, những nụ cười, những lời động viên của các cấp chính quyền, đoàn thể và người thân dành cho Bạch Văn Tiến (SN 2002, thôn Sư Lỗ, xã Lộc Điền) trước ngày lên đường nhập ngũ làm em cảm thấy phấn khởi và tự tin. Tiến là con út trong gia đình có 4 anh, chị em, bố mẹ đều làm nông nghiệp. Sau khi được Ban CHQS huyện và Ban CHQS xã đến tuyên truyền về thực hiện Luật NVQS, Tiến hăng hái đi khám tuyển và đã trúng tuyển đợt này.

Bạch Văn Tiến chia sẻ: “Em nghĩ là thanh niên mình phải có trách nhiệm làm tròn nhiệm vụ đối với Tổ quốc nên em đã viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ; khi vào đơn vị em sẽ cố gắng, khắc phục khó khăn, nhận và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao”.

Cùng chung tâm trạng như bao thanh niên khác trên địa bàn huyện Phú Lộc, những ngày này thanh niên Nguyễn Văn Hưng (SN 1998, thôn Cao Đôi Xã, xã Lộc Trì) cũng đang rất tự tin và háo hức chờ ngày lên đường tòng quân.

Hưng tâm sự: Mình còn trẻ, nhiệm vụ đầu tiên là phải cống hiến để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mặc dù gia đình vẫn còn gặp không ít khó khăn, trong khi em đã đi làm có một khoản thu nhập để giúp đỡ bố mẹ, nhưng khi có lệnh gọi nhập ngũ thì gia đình hết lòng động viên em lên đường.

Năm 2021, công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ trên địa bàn huyện Phú Lộc gặp không ít khó khăn, thanh niên trong độ tuổi nhập ngũ trên địa bàn huyện phần lớn đi học và đi làm ăn xa quê. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, ngay sau khi có chỉ tiêu giao quân, Ban CHQS huyện Phú Lộc đã tích cực tham mưu Huyện ủy, UBND huyện, Hội đồng NVQS huyện lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ nhiệm vụ tuyển quân. Ban CHQS huyện chủ động xây dựng kế hoạch công tác tuyển quân sát với từng vùng, miền, địa phương.

Trong số 172 thanh niên của địa phương chuẩn bị lên đường nhập ngũ có 138 thanh niên tuổi đời 18 đến 21; sức khỏe loại I, II có 131 thanh niên đạt trên 76,1%, văn hóa từ lớp 10 đến lớp 12 có 99 thanh niên; có 11 thanh niên đã tốt nghiệp cao đẳng và đại học, 100% đều là đoàn viên và viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ.

Thiếu tá Lê Đức, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng NVQS huyện Phú Lộc cho biết: “Để đạt kết quả cao trong công tác tuyển quân, Hội đồng NVQS huyện đã chỉ đạo Hội đồng NVQS 17 xã, thị trấn thực hiện chặt chẽ từng bước trong quy trình tuyển quân; tiến hành lập danh sách, đăng ký quản lý nguồn chặt chẽ; chỉ đạo tổ chức sơ tuyển, khám tuyển sức khỏe các cấp nghiêm túc, đúng quy định. Đối với những xã có nhiều thanh niên đi làm ăn xa quê, Ban CHQS huyện cử cán bộ trực tiếp đến từng nhà tuyên truyền, giải thích cặn kẽ về chế độ, chính sách hậu phương quân đội để gia đình gọi con em họ về. Do đó, hiện tượng thanh niên trốn tránh NVQS ở Phú Lộc ngày càng ít. Bên cạnh đó, chúng tôi phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc để công tác tuyển quân năm 2021 bảo đảm đủ số lượng, chất lượng, đạt 100% chỉ tiêu.

Bài, ảnh: Lê Sáu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chăm lo, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ

Đã từng đi qua chiến tranh, thấy được giá trị của sự độc lập, tự do, Hội Cựu chiến binh (CCB) trong toàn tỉnh luôn xác định, để khơi dậy truyền thống yêu nước, yêu quê hương cho thế hệ trẻ phải chính bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Chăm lo, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ
Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

Đôi vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Ta Dưr Tư và Areel Đời, sinh sống tại huyện A Lưới đã dành cả cuộc đời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số. Với hơn 40 năm miệt mài sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy, họ trở thành những ngọn lửa dẫn đường và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ mai sau.

Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn
Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Gặp mặt cán bộ cao cấp quân đội qua các thời kỳ

Ngày 18/12, UBND tỉnh tổ chức lễ gặp mặt cán bộ cao cấp Quân đội qua các thời kỳ nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/2024). Tham dự có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Gặp mặt cán bộ cao cấp quân đội qua các thời kỳ

TIN MỚI

Return to top