ClockThứ Sáu, 21/09/2012 15:42

Sẵn sàng khi mùa mưa bão đến

TTH - Mỗi khi mùa mưa bão đến, có 100% xã ở huyện Quảng Điền đều bị ngập lụt nặng, đe dọa đến tính mạng, tài sản và cuộc sống người dân. Là lực lượng nòng cốt trong công tác phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, Ban CHQS huyện Quảng Điền đã tích cực tham mưu với chính quyền địa phương, chỉ đạo Ban CHQS các xã, thị trấn cùng phối hợp với ban, ngành chức năng, tăng cường công tác phòng, chống bão lụt, tìm kiếm cứu nạn khi mùa mưa bão đến...

Trung tá Nguyễn Văn Sinh, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Quảng Điền cho biết: Quảng Điền là địa bàn thường bị ngập úng cục bộ mỗi khi mùa mưa bão về. Qua khảo sát nắm tình hình, hiện huyện có 3 tuyến đê xung yếu cần phải tăng cường các phương án phòng, chống khi có bão lụt xảy ra. Đó là, đê Nho Long, Nghĩa Lộ (Quảng Phú), Nam Giảng (Quảng Thái). Vì vậy, chúng tôi đã tham mưu với chính quyền địa phương, cùng các ngành liên quan và lực lượng dân quân tự vệ tại chỗ nâng cao ý thức cảnh giác, không lơ là chủ quan.

 

 Giúp dân kê, chuyển đồ đạc trong mùa mưa bão năm 2011

 

Dân quân ở các xã Quảng Phước, Quảng An, Quảng Thành và thị trấn Sịa sẵn sàng hộ đê E Cô, dọc phá Tam Giang. “Đây là tuyến đê vô cùng quan trọng. Tuyến đê này dài, đi qua nhiều xã, chạy ven phá Tam Giang, nên mỗi khi mùa mưa bão đến, nguy cơ xảy ra nứt, vỡ đê là rất cao. Do vậy, ngoài các phương án cần thiết, thì lực lượng dân quân tại chỗ được huy động, cùng phối hợp với lực lượng khác sẵn sàng hộ đê khi có tình huống xấu xảy ra”, Đại úy Nguyễn Xuân Thiện, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng, Ban CHQS huyện Quảng Điền nhấn mạnh.

 

Những tuyến kênh mương nội đồng như: Công trình thủy lợi Tây Hưng (Quảng Lợi – Quảng Thái); những vùng thường xuyên bị chia cắt mùa mưa bão cũng đã có phương án sẵn sàng ứng phó.

 

Ông Nguyễn Duy Công, Chỉ huy Trưởng Ban CHQS xã Quảng Lợi cho biết: “Cứu người trước, tài sản sau, là phương châm đặt ra của chúng tôi trong công tác cứu hộ, cứu nạn”. Không chỉ dừng lại ở xã, tại các thôn cũng đều có đội phòng, chống bão lụt. Lực lượng này có nhiệm vụ nắm thông tin và kịp thời xử lý những tình huống cần thiết để giúp dân sơ tán, bảo vệ tài sản, tính mạng người dân.

 

Cùng với lực lượng tại chỗ các phương tiện, lương thực cũng được chuẩn bị tại chỗ để tránh bị động trong quá trình phòng, chống bão lụt.

 

“Ban CHQS 11 xã, thị trấn trong toàn huyện đều đã có phương án phòng, chống lụt bão. Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, các đơn vị, ban, ngành liên quan, phương tiện cần thiết các loại được huy động để kịp thời sơ tán người và tài sản của người dân. Riêng Ban CHQS huyện cũng đã được trang bị 01 xuồng cao tốc 450 CV; 05 xuồng nhựa cứu hộ; 01 xe ô tô gầm cao; 60 phao cứu sinh và 100 áo phao, cùng nhiều phương tiện khác phục vụ cho công tác phòng chống bão lụt”, Trung tá Nguyễn Văn Sinh cho biết thêm.

 

Bài, ảnh: Phong Anh – Lê Sáu

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đổi tên Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh thành Bộ Chỉ huy quân sự TP. Huế

Ngày 30/12, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ công bố Quyết định của Bộ Quốc phòng về việc thay đổi tên gọi đơn vị, sáp nhập, giải thể và thành lập mới. Tham dự có Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Đổi tên Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh thành Bộ Chỉ huy quân sự TP Huế
Xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc

Xác định là một trong những địa bàn trọng điểm về quốc phòng - an ninh (QP - AN), Đảng ủy, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) TX. Hương Trà đã có nhiều giải pháp lãnh đạo toàn diện các mặt công tác quân sự - chính trị - hậu cần - kỹ thuật, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ vững chắc khu vực phòng thủ của địa phương.

Xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc

TIN MỚI

Return to top