ClockThứ Năm, 24/09/2020 06:30

“Tuyên chiến” triệt tiêu sim rác

TTH - Sau đề án “Thành phố không sim rác 2020”, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đặt mục tiêu triệt tiêu sim rác trên địa bàn tỉnh.

Từ ngày 1/10: Chỉ được gửi tin, gọi điện quảng cáo khi người nhận đồng ýXử lý mạnh sim rác

Việc đăng ký thông tin thuê bao mới được các nhà mạng áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo

Sim “ảo” và cam kết thật

Quý I/2020, Bộ TT&TT ra văn bản yêu cầu Cục Viễn thông và các nhà mạng có biện pháp giải quyết dứt điểm nạn sim rác. Cùng thời điểm, Sở TT&TT triển khai đề án Thành phố không sim rác 2020, nghĩa là không phát sinh mới sim rác, các nhà mạng không kích hoạt sim và không bán sim rác trên địa bàn tỉnh (không bao gồm sim kích hoạt từ ngoại tỉnh tuồn vào Huế, hoặc đăng ký từ nhà mạng bên ngoài vào).

Để thực hiện mục tiêu này, cùng với nhiều biện pháp quyết liệt của nhà mạng, Sở TT&TT tổ chức kiểm tra, rà soát thường xuyên, chấm dứt hoạt động với những cơ sở kinh doanh buôn bán sim không có giấy phép…

Đến nay, “qua theo dõi trên hệ thống, việc kích hoạt sim tại Huế được các doanh nghiệp viễn thông thực hiện nghiêm và mục tiêu thành phố không sim rác đã cơ bản hoàn thành. Riêng các trường hợp đưa sim rác từ địa phương bên ngoài về không nằm trong chỉ tiêu do mình không đủ nguồn lực, lực lượng để kiểm tra. Với tin nhắn rác, nếu xuất phát từ Huế đều được “cắt” ngay”, Giám đốc Sở TT&TT Nguyễn Xuân Sơn thông tin.

Theo thống kê, 90% tin nhắn rác sau khi Sở xác minh đều phải thông báo các địa phương khác chặn do phát sinh từ nguồn ngoại tỉnh; trên 90% phản ánh của người dân về sim rác đều xuất phát từ bên ngoài.

Ông Sơn cho hay, những năm qua, việc quản lý sim rác với các nhà mạng tương đối lỏng lẻo, khi phát hiện thì thu giữ và chỉ xử phạt cơ sở nhỏ lẻ nên không mang lại hiệu quả.

Mới đây (6/2020), Thanh tra Sở đã xử phạt vi phạm hành chính MobiFone Thừa Thiên Huế số tiền 35 triệu đồng với hành vi vi phạm bán, lưu thông trên thị trường sim thuê bao đã kích hoạt sẵn.

“Mặc dù sim kích hoạt sẵn từ bên ngoài đưa về nhưng thay vì xử phạt cá nhân vi phạm, chúng tôi xử phạt nhà mạng. Gắn trách nhiệm với doanh nghiệp, nhà quản lý, qua đó, mới giảm thiểu tái phạm”, ông Sơn nói.

Giám đốc Viettel Thừa Thiên Huế Phan Xuân Hồng thông tin, chủ trương của tập đoàn đến các tổng công ty đều quán triệt mạnh tay với sim rác. Các doanh nghiệp quyết tâm với việc ký cam kết trước đó. Đơn vị cũng tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông và cá nhân có hành vi vi phạm trong kinh doanh thuê bao di động trả trước.

Theo Giám đốc VNPT Thừa Thiên Huế Nguyễn Nhật Quang, hiện sim rác chỉ còn trôi nổi ở các điểm bán nhỏ lẻ chứ nhà mạng không có. “Thực tế, nhà mạng chẳng có lợi nhuận gì với sim rác mà nó còn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Vì vậy, VNPT kiên quyết xử lý dứt điểm”.

“Hết cửa” sim rác?

 Hiện, trên địa bàn tỉnh có khoảng 1,1 triệu thuê bao di động trên tổng số hơn 1,3 triệu dân, cho thấy việc phát triển thuê bao di động hầu như đã bão hoà. Trong đó, số thuê bao trả trước của các nhà mạng là hơn 862 ngàn.

Để tăng tính chính xác thông tin thuê bao, ba doanh nghiệp viễn thông là VinaPhone, MobiFone và Viettel đã áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (Al) trong việc đăng ký thông tin thuê bao phát triển mới. Trong đó, Al nâng cao có khả năng phát hiện trường hợp làm giả ảnh chân dung, sử dụng ảnh chân dung có sẵn...

Ba “ông lớn” viễn thông đã thông báo dừng cung cấp sim mới cho các đại lý uỷ quyền từ 1/6. Thay vào đó, người dùng muốn mua sim sẽ phải đến các điểm giao dịch chính thức của nhà mạng để đăng ký thông tin thuê bao.

Ngày 14/8 vừa qua, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 91/2020/NĐ-CP về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác; có hiệu lực từ 1/10. Trong đó, đáng chú ý, nghị định mới quy định các doanh nghiệp phải ngăn chặn rác viễn thông bằng công nghệ Al, dữ liệu lớn (big data)… để bảo vệ quyền lợi khách hàng.

“Để giải quyết tình trạng sim rác một cách triệt để, sau mục tiêu Thành phố không sim rác, nhiệm vụ sắp tới sẽ là triệt tiêu sim rác trên địa bàn tỉnh”, ông Nguyễn Xuân Sơn cho hay.

Cùng với việc thực hiện Nghị định 91, Sở sẽ đẩy mạnh ngăn chặn các điểm bán sim kích hoạt sẵn nhỏ lẻ, tăng cường kiểm soát các điểm bán chính thống, có hợp đồng với nhà mạng, xử lý các điểm bán không đúng quy định. Đồng thời, tiếp tục tuyên truyền, kiểm tra để đảm bảo các cơ sở, điểm bán không tái phạm. “Quan điểm là giám sát chặt, thực hiện quyết liệt, thường xuyên, tuyên chiến triệt tiêu sim rác”, Giám đốc Sở TT&TT nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Liên Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GIA HẠN THỜI GIAN TẮT SÓNG 2G:
Nhà mạng thêm thời gian, khách hàng thêm lựa chọn

Sau khi Bộ Thông tin và Truyền thông ra quyết định kéo dài thời điểm tắt sóng 2G trên các thiết bị 2G Only, từ ngày 15/9 sang ngày 15/10, các nhà mạng có thêm thời gian hỗ trợ, thông tin tới người dân khi chuyển đổi thiết bị lên 4G.

Nhà mạng thêm thời gian, khách hàng thêm lựa chọn
Nhà mạng chạy đua tắt sóng 2G

Từ nay đến 15/9, các nhà mạng sẽ phải chạy đua với thời gian để giúp khách hàng chuyển từ 2G lên 4G và 5G.

Nhà mạng chạy đua tắt sóng 2G
Chặn sim rác ra thị trường

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) yêu cầu từ sau ngày 15/4, các doanh nghiệp viễn thông chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu trên thị trường còn xuất hiện sim được phát triển mới không đúng quy định.

Chặn sim rác ra thị trường
Ngừng phát hành sim qua đại lý: Nhà mạng hỗ trợ

Từ sau ngày 10/9, mặc dù chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết từ Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), các nhà mạng đã chủ động thực hiện một số giải pháp đã cam kết để hạn chế tình trạng sim rác.

Ngừng phát hành sim qua đại lý Nhà mạng hỗ trợ

TIN MỚI

Return to top