ClockThứ Ba, 24/12/2024 09:42

Quan tâm đầu tư kè chống sạt lở bờ sông Truồi

TTH - Bờ sông Truồi qua xã Lộc An, huyện Phú Lộc có nhiều đoạn chưa được đầu tư kè, nhiều điểm bị xói mòn, sạt lở. Cứ mỗi mùa mưa lũ, người dân lại nơm nớp nỗi lo.

Cảnh báo ngập lụt kéo dài, đề phòng lũ quét, sạt lở đất

 Nhiều điểm dọc bờ sông Truồi qua xã Lộc An bị sạt lở

Nơm nớp nỗi lo

Dẫn chúng tôi đến nhà một số hộ dân trong thôn Nam Phước, ông Nguyễn Quang Nhạn, Trưởng thôn chỉ vào những vết nứt ở tường, sàn nhà để nói hộ người dân về những nỗi lo mỗi mùa mưa lũ. Ông Nhạn bảo: “Cứ đến mùa mưa lũ là lo, nhất là lúc mưa lớn dồn dập, hồ Truồi xả lũ, nước chảy xiết có nguy cơ xói lở bờ sông, ảnh hưởng nhà dân và hạ tầng đường sá”.

Tổng chiều dài đoạn sông qua các thôn Nam Phước, An Lại, Xuân Lai, thôn Đông, thôn Nam thuộc xã Lộc An khoảng 4km. Theo đại diện UBND xã Lộc An, toàn xã có khoảng 120 hộ dân sống gần bờ sông, trực tiếp bị ảnh hưởng khi bờ sông bị xói lở. Vừa qua, từ nguồn vốn hỗ trợ dự án xây kè chống sạt lở bờ sông Truồi gần 15 tỷ đồng của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đã làm được 2 đoạn bờ kè, rọ đá với chiều dài gần 1,1km. Tuy nhiên, nhiều đoạn bờ sông khác có nguy cơ sạt lở sâu, rất cần thực hiện dự án đầu tư kè chống sạt lở.

Tại buổi tiếp xúc cử tri của Tổ đại biểu HĐND tỉnh trong năm 2024, ông Hồ Khuê trú tại thôn Xuân Lai, xã Lộc An kiến nghị tỉnh quan tâm về kinh phí xây kè sông Truồi để đảm bảo an toàn cho người dân khi mùa mưa lũ đến. Theo ông Khuê, nỗi lo này không chỉ là trăn trở của một vài hộ dân mà hiểm họa từ sạt lở, ảnh hưởng rất nhiều hộ dân ở nhiều thôn.

Một đoạn dọc bờ sông Truồi đã được kè, rọ đá 

Đi dọc bờ sông vào ngày nước đã rút, cán bộ xã Lộc An chỉ cho chúng tôi nhiều khu vực xói lở, tạo thành những hốc lõm sâu dưới đất; một số hàng cây, bụi tre bờ sông bị bật gốc do sạt lở. Anh Nguyễn Xuân Mẫn, công chức Địa chính - Xây dựng xã Lộc An cho biết, thường vào các đợt lũ hằng năm, nước dâng cao, tính từ mặt đường lên phải hơn 1 mét, nước chảy xiết. Đặc biệt, khi mưa lớn dồn dập, hồ Truồi xả lũ để điều tiết nước, khiến nguy cơ sạt lở càng lớn hơn.

Theo những người dân sống ở xã Lộc An, tuyến đường dọc bờ sông là đường liên xã. Đây là con đường giao thông quan trọng. Tuy nhiên, mùa mưa lũ nước ngập, nguy cơ sạt lở cao không chỉ ảnh hưởng các hộ dân sống ven sông, mà còn có nguy cơ làm hỏng tuyến đường và gây mất an toàn cho người dân.

Xem xét đầu tư

Theo báo cáo về việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri tại Kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh Khóa VIII, việc đầu tư xây dựng công trình kè chống sạt lở các đoạn dọc bờ sông Truồi qua các thôn Nam Phước, An Lại, Xuân Lai, xã Lộc An là rất cần thiết để đảm bảo an toàn giao thông đi lại, ổn định đời sống, phát triển sản xuất của người dân trong vùng, với nguồn kinh phí thực hiện là rất lớn, trong lúc đó nguồn vốn của tỉnh chưa cân đối để triển khai ngay được. Hiện nay, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đã xây dựng kế hoạch đưa vào đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 đã bao gồm các đoạn sạt lở nêu trên, trình cấp có thẩm quyền xem xét đầu tư trong thời gian đến.

Trước mắt, để hạn chế những nguy cơ sạt lở bờ sông tiếp tục xảy ra, UBND huyện Phú Lộc chỉ đạo chính quyền các địa phương có biện pháp bố trí tiêu vè, rào chắn, lắp dựng các biển cảnh báo tại khu vực sạt lở nguy hiểm; chủ động dự trữ vật tư dự phòng “4 tại chỗ” và có kế hoạch bố trí kinh phí để xử lý tạm thời khi có sạt lở xảy ra; khuyến cáo người dân không được cơi nới lấn chiếm, đổ chất thải nặng trên bờ sông đang bị sạt lở; có kế hoạch di dời các hộ dân đang sinh sống sát khu vực sạt lở nguy hiểm đến nơi an toàn trong những đợt mưa lũ sắp đến.

Ông Trương Thanh Tín, Chủ tịch UBND xã Lộc An cho biết, hằng năm, chính quyền địa phương triển khai lực lượng đi khảo sát thực tế, đặc biệt ở những vị trí xung yếu, nguy cơ cao về sạt lở để cảnh báo người dân. Kinh phí đầu tư lớn nên địa phương cũng mong tỉnh, các cấp, sở, ngành chức năng quan tâm, sớm có dự án đầu tư. Địa phương cũng vận động các gia đình sống gần bờ sông trước mắt có phương án chủ động gia cố, địa phương sẵn sàng hỗ trợ lực lượng để góp sức. Tùy tình hình thực tế trong mùa mưa lũ, địa phương có các kế hoạch triển khai phù hợp.

Bài, ảnh: HỮU PHÚC
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dự án Osaka Huế nhận bàn giao mặt bằng đợt 1

Ngày 7/1, chủ đầu tư dự án Osaka Huế thông tin, đơn vị đã nhận giao đất đợt 1 để đầu tư thực hiện dự án khu dân cư tại khu quy hoạch LK8, LK9, CX11 và CC5 thuộc khu A, Khu đô thị mới An Vân Dương, thành phố Huế.

Dự án Osaka Huế nhận bàn giao mặt bằng đợt 1
Nhiều âu thuyền, vũng neo cần được đầu tư

Trên địa bàn thành phố Huế hiện có 8 khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão, 55 âu thuyền nhỏ và vũng neo đậu tự nhiên. Nhiều âu thuyền nhỏ, vũng neo đậu tự nhiên ở các vùng ven biển, đầm phá đã xuống cấp hoặc chưa được đầu tư hạ tầng, ảnh hưởng đến việc phát triển hậu cần nghề cá và du lịch địa phương.

Nhiều âu thuyền, vũng neo cần được đầu tư
Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á
Để Huế xứng tầm thành phố Trung ương

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương không chỉ là cơ hội cho sự chuyển mình về không gian đô thị mà còn góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế, xã hội bảo đảm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ bảo tồn, phát huy các giá trị di sản và bản sắc văn hóa Huế. Tuy nhiên, cùng với đó sẽ là những thách thức đan xen buộc Huế phải có chiến lược, cơ chế phát triển và đổi mới không ngừng.

Để Huế xứng tầm thành phố Trung ương
Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thân thiện

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông qua các hoạt động đồng hành hỗ trợ nhà đầu tư đã và đang tạo được hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động xúc tiến đầu tư cũng như thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thân thiện

TIN MỚI

Return to top