ClockThứ Năm, 24/03/2022 10:22

"Nâng chất" đào tạo, sát hạch lái xe

TTH - Gần đây, công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe (GPLX) ở Thừa Thiên Huế có nhiều thay đổi với những yêu cầu khắt khe, chặt chẽ hơn từ việc học đến thực hành, sát hạch.

Chia sẻ dữ liệu giữa hai hệ thống dân cư và giấy phép lái xe trong tháng 3/2022Chớ chủ quan với giấy phép lái xe giả

Tăng cường giờ thực hành cho học viên lái xe trên sa hình sát hạch tại Trung tâm Đào tạo lái xe Tâm An Huế

Dõi theo từ các trung tâm đào tạo lái xe Tâm An, Trường cao đẳng Giao thông vận tải tỉnh... được biết hàng loạt giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và sát hạch lái xe đã được triển khai, như: lắp thiết bị giám sát thời gian học lý thuyết; giám sát bằng camera đối với phòng sát hạch lý thuyết, sân sát hạch lái xe tại các khu vực có bài thi sát hạch; lắp thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học thực hành lái xe trên đường để giám sát số km học lái xe trên đường của học viên; bổ sung 2 môn học gồm học xử lý tình huống giao thông trên phần mềm mô phỏng và tập lái xe trên cabin tập lái...

Việc thay đổi phương thức đào tạo, sát hạch lái xe trên là động thái mạnh mẽ của cơ quan, đơn vị chức năng nhằm chấn chỉnh những bất cập trong công tác đào tạo, sát hạch lái xe trong thời gian qua.

Một giáo viên tại Trung tâm Đào tạo lái xe Tâm An chia sẻ, trước đây nhiều học viên lên lớp không nắm vững lý thuyết do học vẹt, học tủ; số giờ thực hành lái xe ít; thiếu kỹ năng xử lý các tình huống phát sinh khi lưu thông trên đường... Do đó, không ít người dù đã thi đậu, được cấp GPLX nhưng vẫn còn lóng ngóng khi điều khiển xe trên đường. Thậm chí, có người còn đạp nhầm chân ga với chân thắng, gây nguy hiểm cho bản thân, người đi đường. Một số trường hợp học lái ô tô xong lại "nhốt" GPLX trong ví, hễ ai nhắc đến lái ô tô là sợ.

Phần lớn người đi học lái xe đều mong muốn biết lái xe an toàn. Do đó, nhiều ý kiến đề nghị chương trình đào tạo, sát hạch lái xe tiếp tục đổi mới sát thực tế hơn nữa theo hướng tăng cường thời gian thực hành, xử lý tình huống, kỹ năng lái xe an toàn khi qua các đoạn đường đèo, dốc, trơn trượt hoặc thời tiết xấu, mưa gió lớn... để các học viên rút kinh nghiệm.

Theo ông Nguyễn Thanh Trí, Giám đốc Trung tâm Đào tạo lái xe Tâm An - chi nhánh Huế, để nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe, việc nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên các trung tâm đào tạo, sát hạch lái xe giữ vai trò then chốt. Giáo viên phải dạy đúng giáo án, giáo trình theo kế hoạch đào tạo của một khóa học lái xe; không tự ý cắt giảm số tiết học cả lý thuyết lẫn thực hành; chú trọng hướng dẫn học viên kỹ năng lái xe an toàn, cũng như nắm vững Luật Giao thông đường bộ, đạo đức người lái xe.

Để làm tốt, đồng bộ như Giám đốc lái xe Tâm An chia sẻ, theo chúng tôi, cơ quan chức năng cần kiểm tra thường xuyên đối với các cơ sở đào tạo và trung tâm sát hạch lái xe, nhất là công tác tập huấn, bồi dưỡng, cấp chứng chỉ đối với giáo viên dạy lái; yêu cầu các trung tâm đào tạo phải đảm bảo bố trí giáo viên có trình độ, kinh nghiệm tham gia giảng dạy cho học viên.

Song song đó, để nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe, ý thức học tập, rèn luyện cũng như chấp hành pháp luật giao thông của mỗi học viên đóng vai trò quyết định. Ngoài việc học thật, thi thật để được cấp GPLX thật thì mỗi người, nhất là khi mới lái xe phải không ngừng tìm hiểu, nắm vững, chấp hành nghiêm các quy định pháp luật về giao thông; rèn luyện thêm kỹ năng lái xe an toàn, luôn chủ động lường trước sự cố, rủi ro, nguy cơ tai nạn có thể xảy ra khi lái xe lưu thông trên đường; đặc biệt là nói không với sử dụng rượu, bia, chất kích thích khi lái xe.

Đối với cơ quan chức năng, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo, sát hạch lái xe; quản lý GPLX… Hãy cho đó là những giải pháp khả thi trong việc đưa hoạt động đào tạo, sát hạch lái xe, quản lý GPLX nghiêm túc và minh bạch, đảm bảo chất lượng học và thi, có chất lượng đầu ra tốt, góp phần giảm thiểu tai nạn khi tham gia giao thông trên đường.

Bài, ảnh: Song Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chính sách tốt để giữ chân người tài

Từ thuở bình minh của lịch sử, các triều đại đầu tiên xây dựng quốc gia độc lập đều mong mỏi, khao khát nhân tài. Tùy theo từng giai đoạn lịch sử mà việc tiến hành lựa chọn nhân tài ra giúp nước được tiến hành theo những cách khác nhau. Ngày nay, việc trọng dụng nhân tài luôn đặt lên hàng đầu.

Chính sách tốt để giữ chân người tài
Đào tạo & giữ chân người tài

Tròn đúng 10 năm sau hội thảo “Thừa Thiên Huế - đất học và tài năng” (12/11/2014), Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế lại mở hội thảo khoa học “Chính sách sử dụng người tài - lịch sử và vấn đề đặt ra” vào ngày 16/11/2024. Vấn đề đặt ra ở đây vẫn là câu chuyện về tài năng và vấn đề sử dụng người tài.

Đào tạo  giữ chân người tài
Đào tạo, hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn

Tối 17/12, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) TP. Huế phối hợp với Trung tâm REACH Huế tổ chức hội nghị tổng kết 2 năm (2023-2024) dự án đào tạo và hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn “Mở đường cho thanh niên lập nghiệp”.

Đào tạo, hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn
Bàn giao 30 bác sỹ trẻ và khai giảng khóa đào tạo bác sỹ chuyên khoa cấp I

Ngày 7/12 tại Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế, Bộ Y tế tổ chức lễ bàn giao 30 bác sỹ trẻ vừa tốt nghiệp khóa đào tạo bác sỹ chuyên khoa cấp I - lớp 3 trong tổng số 267 bác sỹ đang được đào tạo; và khai giảng lớp bác sỹ chuyên khoa cấp I - lớp 13 với 32 bác sỹ được tuyển chọn theo các tiêu chuẩn quy định.

Bàn giao 30 bác sỹ trẻ và khai giảng khóa đào tạo bác sỹ chuyên khoa cấp I

TIN MỚI

Return to top