ClockThứ Hai, 01/08/2022 14:47

Đừng để rác ở lại

Hành động nhỏ, ý nghĩa lớnViệc làm nhỏ, ý nghĩa lớn

Rác còn lại sau một sự kiện được tổ chức mới đây

Mới đây, đưa con đến rạp xem một bộ phim hoạt hình khá nổi tiếng mới thấy không khí đã rộn ràng trở lại ở các rạp phim. Đó là điều đáng mừng sau gần hai năm các rạp phim phải đóng cửa, hoặc hoạt động cầm chừng do dịch bệnh.

Chúng tôi chọn suất chiếu sớm 8h20 sáng để khi phim kết thúc cũng đến giờ cơm trưa. Sau khi mua vé, cộng nước ngọt, bắp rang bơ, chúng tôi được hướng dẫn đến phòng chiếu số 2. Gần đến giờ chiếu nên khán giả ngồi kín phòng và đa số là trẻ em. Nhiều trong số đó đi cùng phụ huynh. Họ cũng mua bắp và nước ngọt như chúng tôi.

Bộ phim rất thú vị, hài hước. Hai đứa con của tôi rất vui và hài lòng. Trên đường về chúng cứ huyên thuyên về các nhân vật, những câu thoại đang là “trend” trên Tiktok. Thế nhưng, chúng cũng nói nhiều về những người ngồi bên cạnh khi đứng dậy rời đi sau khi phim kết thúc đã để rác, nhiều rác. Không chỉ là ly nước uống dở, bịch bắp ăn chưa hết mà có người còn mang cả hạt dưa vào ăn và xả vỏ đầy sàn nhà. Có vài người cũng mang ly nước và túi bắp ra ngoài nhưng không bỏ vào thùng rác, mà để trên ghế chờ phía trước phòng chiếu phim.

Bao giờ cũng thế, khi ăn chưa hết bắp hoặc uống chưa hết nước, các con tôi luôn mang về để tránh lãng phí. Nếu đã dùng hết chúng rất cẩn thận mang bỏ vào thùng rác nên khi thấy cảnh xả rác bừa bãi, các cháu rất bức xúc. Có hôm chúng ở lại giúp nhân viên nhặt  rác. Tôi khuyến khích điều đó nhưng nó sẽ chỉ là cách tạm thời, bởi chúng không thể làm giúp việc đó mãi mà phải đến từ ý thức của khách hàng. Hơn hết là từ phụ huynh, người làm cha mẹ nên ý thức và nhắc nhở con cái giữ vệ sinh nơi công cộng. Điều đó phải được bắt đầu từ những hành động cụ thể và có thể rất nhỏ như bỏ rác đúng nơi quy định. Có như thế mới dần thay đổi hành vi, thói quen và nhận thức của con trẻ trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, nhất là mới đây, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 45 về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, với mức xử phạt từ 500.000 đồng - 1 triệu đồng (Nghị định có hiệu lực từ ngày 25/8), đối với hành vi không phân loại chất thải rắn sinh hoạt, không sử dụng bao bì chứa rác.

Có thể việc xử phạt chưa áp dụng ngay với những hành vi không phân loại rác hoặc không sử dụng bao bì chứa rác, nhưng đó cũng là cơ hội tốt để người dân tập làm quen với việc phân loại rác và bỏ rác đúng nơi quy định. Đó là chuyện trước mắt, còn về lâu dài, việc áp dụng các biện pháp xử phạt theo quy định là tất yếu để tiến tới loại bỏ những thói quen xấu, xả rác không đúng nơi quy định. Đó cũng là cách cần thiết để từ thành phố đến các vùng quê không còn tình trạng xả rác bừa bãi và hình ảnh về các lễ hội, khu du lịch, các hoạt động văn hóa, thể thao... sẽ không vì rác mà xấu đi.

LINH ĐAN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giữ người lao động ở lại lưới an sinh

Đối thoại, tuyên truyền theo nhóm nhỏ là một trong những kênh tương tác trực tiếp nhằm tiếp nhận, giải đáp các thắc mắc của người lao động (NLĐ) và các đơn vị sử dụng lao động liên quan đến chính sách bảo hiểm. Thời gian qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh tăng cường công tác đối thoại nhằm góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn

Giữ người lao động ở lại lưới an sinh
Rác thải tràn lan ở các khu dân cư

TP. Huế ngày càng xanh - sạch - sáng trên từng xóm phố, nẻo đường. Tuy nhiên, hiện nay tại một số khu quy hoạch (KQH), khu dân cư (KDC) mới vẫn còn tình trạng rác thải sinh hoạt tràn lan, làm ảnh hưởng đến môi trường và mất mỹ quan đô thị.

Rác thải tràn lan ở các khu dân cư
Đừng làm đau cây xanh

Hiện nay, không ít cây xanh dọc các tuyến đường ở TP. Huế bị bao vây bởi xà bần bê tông, đinh, tấm bảng quảng cáo, dây treo... dưới gốc hay trên thân cây. Chỉ vì sự "vô cảm", thiếu ý thức của một số người mà nhiều cây xanh vốn có dáng đẹp, giúp làm sạch, làm mát cho đô thị trở nên nhếch nhác, èo uột.

Đừng làm đau cây xanh

TIN MỚI

Return to top