ClockThứ Ba, 12/04/2022 09:25

Khi nào Việt Nam sẽ tiêm mũi 4 vaccine phòng COVID-19?

Một số nước trên thế giới đã triển khai tiêm mũi vaccine thứ 4, ưu tiên người có hệ miễn dịch suy yếu, người cao tuổi. Bộ Y tế Việt Nam đã giao cho các đơn vị nghiên cứu để có hướng đề xuất.

Bắt buộc cơ sở tiêm vắc xin cho trẻ phải kí sốDự kiến hoàn thành tiêm vắc-xin cho trẻ em từ từ 5 - 12 tuổi trong quý IIHộ chiếu vắc-xin: Người dân chủ động kiểm tra thông tin mũi tiêm cá nhânTiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho 100% trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổiTháng 4 sẽ tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi

Ảnh minh họa: dangcongsan.vn

Nhiều nước khuyến khích tiêm vaccine mũi tăng cường

Hiện nhiều nước trên thế giới đã triển khai mũi tiêm thứ 4 (mũi tăng cường thứ 2) vaccine ngừa COVID-19 để tăng cường khả năng bảo vệ người dân trước nguy cơ bùng phát làn sóng lây nhiễm mới.

Cụ thể, tại Canada, Ủy ban Tư vấn tiêm chủng quốc gia (NACI) Canada khuyến nghị các tỉnh và vùng lãnh thổ của nước này cần chuẩn bị chiến dịch tiêm chủng mũi tăng cường thứ hai trong vài tuần tới. Đối tượng ưu tiên là người sống tại trung tâm dưỡng lão, người trên 80 tuổi...

Trong khi đó, các Bộ trưởng Y tế châu Âu cũng thúc giục chính phủ nước họ phê chuẩn việc tiêm mũi vaccine tăng cường thứ hai cho người từ 60 tuổi trở lên.

Các quan chức Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ sẽ tiếp tục thảo luận về sự cần thiết của các mũi tiêm tăng cường bổ sung. Trước đó, Mỹ đã phê duyệt tiêm mũi vaccine tăng cường thứ hai cho người có hệ miễn dịch suy yếu và những người từ 50 tuổi trở lên. Mũi vaccine thứ 4 ngừa Covid-19 cần tiêm ít nhất 4 tháng sau mũi tiêm thứ 3. Quy định này là với những người đã tiêm vaccine của hãng Pfizer/BioNTech hoặc Moderna.

Riêng với người đã tiêm mũi một và mũi tăng cường vaccine Janssen của hãng Johnson & Johnson, CDC Mỹ khuyến nghị 4 tháng sau mũi tiêm tăng cường thứ nhất, có thể tiêm mũi tăng cường thứ 2 bằng vaccine sản xuất theo công nghệ mRNA. 

Tại châu Á, Hàn Quốc đã bắt đầu tiêm mũi vaccine tăng cường thứ hai vào tháng 3; trong khi Singapore thông báo kế hoạch tiêm cho người từ 80 tuổi trở lên.

Về hiệu quả của mũi vaccine tăng cường thứ hai ở người cao tuổi, theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Israel, mũi vaccine thứ 4 ngừa COVID-19 bằng vaccine của hãng Pfizer/BioNTech giúp giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh ở người cao tuổi. Tuy nhiên, khả năng bảo vệ dường như chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn.

Cụ thể, ở những người đã tiêm mũi tăng cường thứ hai, khả năng không bị nhiễm bệnh có dấu hiệu giảm 4 tuần sau khi tiêm, trong khi khả năng ngăn bệnh trở nặng không thay đổi trong vòng 6 tuần sau khi tiêm.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng cần tiến hành thêm nghiên cứu để đánh giá về khả năng bảo vệ dài hạn của vaccine này.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định dịch Covid-19 sẽ không biến mất hoàn toàn, có thể sớm trở thành bệnh lưu hành, đồng nghĩa với việc tỷ lệ người dân có kháng thể cao nhờ được tiêm chủng hoặc do đã nhiễm bệnh, số ca mắc mới tăng ở mức ổn định. Hiện nay, WHO khuyến khích các quốc gia thành viên thực hiện các biện pháp chuyển tiếp từ phòng chống đại dịch sang quản lý bền vững.

Việt Nam nghiên cứu việc tiêm mũi 4 vaccine phòng Covid-19

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết hiện nay một số nước trên thế giới đã bắt đầu tiêm mũi 4, trong khi đó WHO chưa có hướng dẫn, chưa có khuyến cáo tiêm mũi 4. Tuy nhiên, Thủ tướng Chính phủ cũng rất quan tâm vấn đề này nên đã giao Bộ Y tế nghiên cứu. Bộ Y tế đang giao cho các đơn vị chuyên môn, trong đó Viện Pasteur TPHCM chủ trì cùng các đơn vị liên quan nghiên cứu, đồng thời tham khảo các nhà khoa học để có hướng dẫn sớm nhất, phù hợp nhất, đảm bảo tính an toàn cho người dân. 

Bộ Y tế nhận định, dù dịch bệnh trên thế giới còn diễn biến phức tạp nhưng Việt Nam đến nay đã kiểm soát tốt dịch bệnh. Tỷ lệ mắc bệnh nặng, tử vong liên tục giảm sâu trong thời gian qua. Đến nay tỷ lệ tử vong ở mức thấp so với các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Số trường hợp mắc tăng nhiều hơn ở nhóm chưa tiêm vaccine (tháng 3 ghi nhận trên 1,2 triệu ca, tăng khoảng 950.000 ca so với tháng 2).

Bộ Y tế đang nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế về việc tiêm mũi tăng cường - tiêm mũi thứ 4 và tiêm cho trẻ dưới 5 tuổi. Trong thời gian, Bộ tiếp tục đẩy mạnh việc tiêm vaccine mũi 3 và tiêm vaccine cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.

Theo Bộ, trước mắt tiêm vaccine phòng Covid-19 miễn phí cho người dân; sau khi tiêm đủ liều bổ sung, từng bước nghiên cứu cơ chế tiêm vaccine dịch vụ sau khi tiêm đủ 3 mũi.

Hiện nay theo hướng dẫn của Bộ Y tế phần lớn người dân Việt Nam tiêm 3 mũi vaccine (gồm một liều tăng cường), trừ một số trường hợp đặc biệt như người tiêm vaccine Sinopharm, Sputnik… sẽ phải tiêm 4 mũi (một liều bổ sung+ một liều tăng cường).

Theo Dân trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

KỶ NIỆM 130 NĂM THÀNH LẬP BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ:
Nhiều tập thể đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Lễ Kỷ niệm 130 năm thành lập Bệnh viện Trung ương Huế được tổ chức trang trọng ngày 12/12. Tham dự có các UVTW Đảng: Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Thị Hồng Lan; Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cùng lãnh đạo các tỉnh thành, khách quốc tế…

Nhiều tập thể đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
Thi sáng tác lô gô ngành Dân số

Ngày 28/10, Chi cục Dân số tỉnh cho biết, đã có văn bản gửi các đơn vị đề nghị truyền thông, hưởng ứng cuộc thi Sáng tác lô gô ngành Dân số do Cục Dân số, Bộ Y tế phát động nhằm phù hợp với định hướng chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển…

Thi sáng tác lô gô ngành Dân số

TIN MỚI

Return to top