ClockThứ Ba, 23/02/2021 10:52

11 nhóm đối tượng ưu tiên tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Bộ Y tế vừa xây dựng kế hoạch tiếp nhận, bảo quản, phân phối và sử dụng vaccine phòng COVID-19 giai đoạn 2021-2022 do COVAX Facility (Giải pháp tiếp cận vaccine ngừa COVID-19 toàn cầu) hỗ trợ.

Số người tử vong vì Covid-19 ở Mỹ bằng tổng số lính Mỹ chết trong 3 cuộc chiến lớn100% tân binh lên đường nhập ngũ sẽ được xét nghiệm COVID-19Sáng 22/2, Hải Dương thêm 4 ca mắc Covid-19Thúc đẩy thương mại miễn thuế các mặt hàng thiết yếu cho COVID-19 tại APEC

Các bác sỹ Bệnh viện dã chiến số 2 (thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) làm việc tại khu vực cách ly đặc biệt. Ảnh minh họa: TTXVN phát

Theo đó, các nhóm đối tượng tiêm vaccine COVID-19 sắp xếp theo mức độ ưu tiên theo tình huống dịch và trong bối cảnh nguồn vaccine cung cấp hạn chế tại Việt Nam, bao gồm: Cụ thể, 11 nhóm đối tượng bao gồm:

- Nhân viên y tế

- Nhân viên tham gia phòng chống dịch (ban chỉ đạo các cấp, nhân viên khu cách ly, phóng viên...)

- Nhân viên ngoại giao, hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh

- Lực lượng quân đội

- Lực lượng công an

- Giáo viên

- Người trên 65 tuổi

- Nhóm cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch, cung cấp dịch vụ điện, nước...

- Người mắc các bệnh mãn tính

- Người có nhu cầu đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài

- Người tại vùng dịch theo chỉ định dịch tễ

Bộ Y tế cũng cho biết chỉ chọn mua các vaccine an toàn, có hiệu lực bảo vệ cao, được Tổ chức Y tế thế giới tiền thẩm định, đã được phê chuẩn bởi một cơ quan quản lý dược nghiêm ngặt (SRA), giá phù hợp.

Tại Việt Nam ưu tiên sử dụng vaccine đáp ứng tiêu chí: Tính an toàn và hiệu lực bảo vệ cao (được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành hoặc giấy phép nhập khẩu); Điều kiện bảo quản từ 2 - 8°C

Theo kế hoạch, việc tiêm này để đảm bảo miễn dịch cộng đồng, Việt Nam hướng tới mục tiêu 80% dân số được tiêm vaccine phòng COVID-19. Tuy nhiên, căn cứ nguồn cung ứng vaccine hiện nay, mục tiêu trong giai đoạn 2021-2022 mục tiêu cụ thể làb ảo đảm khoảng 20% dân số cả nước được tiêm vaccine phòng COVID19 khi có đủ nguồn vaccine; 95% đối tượng nguy cơ được tiêm vaccine phòng COVID-19; Tiếp nhận, cung ứng kịp thời và tiêm vaccine phòng COVID-19 cho các đối tượng theo tình hình dịch; Đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng vaccine phòng COVID-19.

Chương trình COVAX Facility do GAVI, WHO sáng lập để cung cấp vaccine COVID-19 cho 190 quốc gia. Ngày 10/12/2020, GAVI đã chính thức xác nhận Việt Nam là một trong số các quốc gia thành viên của Chương trình và được hỗ trợ vắc xin. GAVI và COVAX Facility dự kiến hỗ trợ toàn bộ vaccine cho khoảng 20% dân số của các quốc gia.

Tuy nhiên, trên cơ sở ước tính hiện tại, Chương trình sẽ cung cấp vaccine và vật tư tiêm chủng miễn phí để tiêm cho khoảng 15-16% dân số của 92 quốc gia trong đó có Việt Nam. Ngày 29/1/2021, COVAX Facility có thư về việc phân bổ khoảng hơn 4,8 triệu liều vaccine của AstraZenecca sản xuất cho Việt Nam trong Quý I,II/2021, số lượng phân bổ tiếp theo sẽ được COVAX thông báo sau.

Với số lượng 4.886.600 liều vắc xin ngừa COVID-19 được COVAX dự kiến cung ứng cho Việt Nam (25-35% trong Quý I/2021 và 65-75% trong Quý II/2021), sẽ được phân bổ cho các nhóm đối tượng như sau:

Quý I/2021: Số lượng: Quý I khoảng 1,2 triệu liều tương đương với 600.000 người gồm nhân viên y tế và nhân viên tham gia chống dịch

Quý II/2021: Số lượng: COVAX cung ứng khoảng 3,6 triệu liều tương ứng với 1,8 triệu người. Đối tượng triển khai là cán bộ Hải quan, cán bộ ngoại giao, lực lượng quân đội, lực lượng công an và giáo viên.

Quý III, IV-2021: Theo thông báo, COVAX Facility sẽ hỗ trợ vaccine cho các quốc gia để tiêm chủng cho tối đa 20% dân số. Số vaccine còn lại COVAX Facility dự kiến hỗ trợ từ Quý III-2021, cụ thể:

 Số lượng: khoảng 33 triệu liều tương ứng với 16 triệu người. Đối tượng triển khai là giáo viên, người trên 65 tuổi

Bộ Y tế cho biết vaccine do COVAX hỗ trợ sẽ được miễn phí nhập khẩu, nhập khẩu qua cảng hàng không quốc tế Nội Bài hoặc Tân Sơn Nhất và thông quan lập tức ngay khi về đến cảng, chuyển về kho quốc gia hoặc kho khu vực để kiểm định.

Việc vận chuyển vaccine tới các tuyến sẽ do cán bộ chuyên trách tiêm chủng đã được đào tạo thực hiện.

Trong kế hoạch này, Bộ Y tế cho biết cũng đã khảo sát hệ thống kho lạnh hiện có và khẳng định hệ thống này hiện nay có thể bảo quản cùng lúc 3 triệu liều ở nhiệt độ âm sâu (- 70 độ C), 1,8 triệu liều ở nhiệt độ -25 đến -15 độ C và sẵn sàng bảo quản hàng chục triệu liều ở nhiệt độ 2-8 độ C (hầu hết vaccine cần bảo quản ở nhiệt độ này).

Trước đó, tại hội nghị trực tuyến với các địa phương về công tác phòng chống dịch COVID-19, GS.TS Nguyễn Thanh Long- Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, trong năm 2021 để đảm bảo tiêm đủ cho người dân, Việt Nam cần 150 triệu liều. Bộ Y tế đã đàm phán với chương trình COVAX facility cam kết cung cấp cho Việt Nam 30 triệu liều trong năm 2021, chủ yếu dành cho 6 tháng cuối năm. Ngoài ra, Công ty AstraZeneca cũng cam kết cung cấp 30 triệu liều.

"Như vậy, tổng số chúng ta có 60 triệu liều vaccine trong năm 2021. Bộ đang tích cực đàm phán với các công ty khác, một số nước khác để có thêm vaccine.

Hiện nay Việt Nam có 4 nhà sản xuất vaccine COVID-19 là Viện vắc xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC) và Công ty TNHH MTV vắc xin và sinh phẩm số 1 (VABIOTECH), Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất vắc xin và Sinh phẩm Y tế (POLYVAC), Công ty TNHH Công nghệ sinh học Dược NANOGEN đang nghiên cứu, sản xuất vắc xin phòng COVID-19.

4 vaccine đều sản xuất theo công nghệ protein tái tổ hợp. 2 nhà sản xuất vaccine tại Việt Nam đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng. Nếu thử nghiệm thành công thì dự kiến đến Quý 2/ 2022, vaccine COVID-19 do Việt Nam sản xuất có thể đưa ra thị trường trong nước.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ưu tiên nguồn lực phát triển du lịch dịch vụ

Với mục tiêu đưa Thuận Hóa trở thành trung tâm văn hóa, dịch vụ du lịch, thương mại…, giữ vai trò động lực phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Huế, cùng với việc triển khai các chương trình, dự án (DA) trọng điểm, năm 2025 quận Thuận Hóa tăng cường nguồn lực đầu tư hạ tầng, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch, dịch vụ, phát triển kinh tế đêm cũng như khai thác tiềm năng du lịch biển, đầm phá trên địa bàn.

Ưu tiên nguồn lực phát triển du lịch dịch vụ
APEC 2025: Ưu tiên kết nối, đổi mới, thịnh vượng

Trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với những thách thức như biến đổi khí hậu, chuyển đổi số và bất ổn kinh tế toàn cầu, Hàn Quốc vừa công bố tầm nhìn và các ưu tiên trong năm Chủ tịch Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2025.

APEC 2025 Ưu tiên kết nối, đổi mới, thịnh vượng
UNICEF kêu gọi ưu tiên an toàn cho trẻ em di cư

Sau vụ đắm tàu gần đây nhất xảy ra ở vùng biển ngoài khơi phía đông Tunisia khiến ít nhất 27 người, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em thiệt mạng, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) kêu gọi chính phủ các nước ưu tiên đảm bảo an toàn cho trẻ em di cư.

UNICEF kêu gọi ưu tiên an toàn cho trẻ em di cư
Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

Hãng tin CNA dẫn nhận định của các chuyên gia chia sẻ, khi COVID-19 xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thể giới, kể từ đó, có thể nói rằng mọi người dân đều lo lắng về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào đó sẽ xảy ra tiếp theo, có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025
Ưu tiên nguồn lực cho các thiết chế văn hóa

Với vai trò là đô thị động lực của tỉnh, TP. Huế xây dựng Đề án Phát triển mạng lưới trung tâm văn hóa, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng trên địa bàn đến năm 2030 nhằm hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa ở cơ sở.

Ưu tiên nguồn lực cho các thiết chế văn hóa

TIN MỚI

Return to top