ClockThứ Bảy, 22/04/2017 08:39

Yêu Zèng

TTH - Một thông báo từ face book, tôi “clik” chuột và ngạc nhiên bật lên thành tiếng khi thấy hình ảnh một người nước ngoài mặc chiếc áo vest cách điệu làm từ Zèng của người Tà ôi ở A Lưới. Trông gương mặt “mẫu” thật biểu cảm trước ống kính khi biết mình “được lên ảnh”. Đồ rằng, anh ta tự hào vì đang khoác trên mình một sản phẩm dệt, nhuộm, kết cườm hoàn toàn bằng thủ công của một dân tộc ở phía tây Thừa Thiên Huế.

Từ tấm ảnh này, tôi lần tới người “khai sinh” và đưa zèng lên thành mặt hàng thời trang mà giá của nó được tính bằng USD là người điều hành một tổ chức xã hội sinh ra ở Huế nhưng lập nghiệp ở trời Tây. Chị Lan Vy Nguyễn nói về Zèng một cách say mê, rằng chị thấy nó bén duyên với mình và khâm phục những người phụ nữ làm ra nó từ khâu đầu cho đến khâu cuối.

Câu chuyện khiến tôi nhớ lại hình ảnh những người mẹ, người bà Tà ôi cặm cụi bên khung dệt Zèng. Sự khéo léo, đẹp đẽ của tấm Zèng là một tiêu chí đánh giá vẻ đẹp cô gái cũng tựa như người miền xuôi đánh giá “tứ đức” của một người phụ nữ vậy. Vai trò của người mẹ khi truyền nghề này cho con gái không kém phần quan trọng, vì thế mà tôi hiểu cảm giác của một người mẹ đòi xé tấm Zèng treo trước hiên nhà để cho thiên hạ biết “con gái nhà này không chịu học dệt Zèng”. Mỗi khi nghĩ đến cảm giác đó, gai ốc tôi nổi lên bởi nó tựa như một thứ gia pháp mà chỉ có quyền lực “mẫu hệ” mới có thể làm được.

Hoa văn trên Zèng tập trung ở ba chủ đề nhưng nó phản ảnh toàn vẹn cuộc sống, thế giới của người Tà ôi. “Cứ tưởng tượng mỗi tấm Zèng dệt xong hàm chứa bên trong nó là một câu chuyện về chuỗi ngày đã qua với nhiều cảm xúc thì tôi thấy không đành lòng khi để chiếc kéo cắt đi những hoa văn”... Chỉ có vậy thôi mà người phụ nữ gốc Huế ấy tiến tới một quyết định táo bạo hơn cả thiết kế thời trang là phối hợp để tổ chức một tour du lịch trải nghiệm về Zèng cùng một thành viên là người nhà của tập đoàn sở hữu Laguna Lăng Cô. Và lần này, khách đến để hiểu và mang về những câu chuyện thực sự chứ không cưỡi ngựa xem hoa như các tour khác đã làm.

Zèng đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, được xuất ngoại, lên sàn diễn thời trang. Zèng đã hồi sinh, song để nó sống bền và vươn xa hơn cần nhiều “ý tưởng” hơn. Người phụ nữ với những ý tưởng táo bạo như tôi đã kể yêu Zèng đến mê mẩn, đến nỗi mỗi khi nhắc đến Zèng, chị kể y như có ma lực. Ma lực ấy thôi thúc chị phải sáng tạo, phải làm một cái gì đó. Khi đặt bút kể câu chuyện này, chị chưa“xuất hiện” một cách bài bản trước công chúng Huế mặc dù những gì chị đã làm cho sản phẩm thủ công của Huế, trong đó có Zèng luôn tạo bất ngờ với người sở hữu chúng.

Dự kiến chị sẽ trưng bày những đứa con tinh thần của mình tại quê nhà trong thời gian đến. Quả là một tin vui đáng được chờ đón.

L.Tuệ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gen Z dệt zèng

Những hoa văn trên thổ cẩm zèng qua đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Tà Ôi được nhóm các bạn trẻ nghiên cứu và số hóa thành tác phẩm nghệ thuật. Tất cả hiện ra lung linh, huyền ảo như kết nối giữa truyền thống với công nghệ của thời đại số.

Gen Z dệt zèng
Giống lúa mới “bén duyên” miền quê A Lưới

Hai giống lúa mới chất lượng cao HG244 và HN6 được Trung tâm Khuyến nông (TTKN) tỉnh đưa vào gieo cấy trong vụ hè thu 2024, phù hợp với chân ruộng tại miền núi A Lưới, đạt năng suất trên 60 - 70 tạ/ha.

Giống lúa mới “bén duyên” miền quê A Lưới
Dưa lưới công nghệ cao bén duyên rú cát

Trên rú cát rộng bao la ở xã Quảng Thái (Quảng Điền) mới đây xuất hiện trang trại trồng dưa lưới trong nhà màng ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm bằng năng lượng mặt trời hứa hẹn mang lại hiệu quả về kinh tế cao với năng suất, chất lượng vượt trội.

Dưa lưới công nghệ cao bén duyên rú cát
Mang trên người thổ cẩm gấm hoa

Từ một nghề thủ công gắn liền với đồng bào vùng cao, dèng trở thành sản phẩm khởi nghiệp, kinh doanh của nhiều bạn trẻ. Khoác lên mình trang phục truyền thống, giờ đây người A Lưới tự hào khoe với bạn bè bốn phương bản sắc văn hóa dân tộc mình.

Mang trên người thổ cẩm gấm hoa

TIN MỚI

Return to top