ClockThứ Ba, 30/04/2024 10:49

Nhà hát Duyệt Thị Đường, nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan

TTH.VN - Theo xếp hạng vừa được công bố ngày 29/4 cuả Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) - Trung tâm TOP Việt nam (Topplus) công nhận Nhà hát Duyệt Thị Đường trong Top 5 sân khấu - nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan.
Duyệt Thị Đường (Théatre Royal) là một công trình kiến trúc có quy mô bề thế, với chức năng chính là nhà hát cung đình

Đặc biệt, trong bảng xếp hạng này, Nhà hát Duyệt Thị Đường vinh dự được xếp đầu tiên trong bảng xếp hạng. Trong top 5 lần lượt có các Nhà hát lớn: Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh và Nhà hát kịch Việt Nam (Hà Nội).

Trải qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam tự hào có một nền văn hiến, một nền văn hóa đặc sắc, phong phú và đầy tính nhân văn. Trong đó, nghệ thuật sân khấu luôn có vị trí đặc biệt, nơi khát vọng và giá trị chân - thiện - mỹ của người Việt được thể hiện sinh động, tinh tế và gần gũi.

Nằm ở góc Đông Nam, bên trong Tử Cấm Thành - Huế, Duyệt Thị Đường (Théatre Royal) là một công trình kiến trúc có quy mô bề thế, với chức năng chính là nhà hát cung đình.

  Hơn 200 năm tồn lại cùng những đổi thay của thời cuộc, Duyệt Thị Đường ngày nay được sử dụng làm sân khấu của Nhà hát nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế 

Được xây dựng vào năm 1826 dưới triều vua Minh Mạng, trên nền cũ của nhà Thanh Phong Đường (1805), Duyệt Thị Đường làm nơi dành riêng cho Vua, Hoàng thân quốc thích, các quan đại thần, và quốc khách của triều đình đến xem biểu diễn nghệ thuật (chủ yếu là xem các vở Tuồng cung đình). Ngoài ra, Duyệt Thị Đường còn là nơi tổ chức các buổi lễ hội đặc biệt như dịp tứ tuần các vua Minh Mạng, Tự Đức, Đồng Khánh, Khải Định… Đối tượng được tham dự là các quan văn võ, các hoàng tử, hoàng đệ… Vào năm 1833 (Minh Mạng thứ 14) triều đình nhà Nguyễn đã cho tổ chức đúc tiền “Minh Mạng phi long” ngay tại địa điểm này.

Hơn 200 năm tồn lại cùng những đổi thay của thời cuộc, Duyệt Thị Đường ngày nay được sử dụng làm sân khấu của Nhà hát nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế để biểu diễn nhã nhạc, múa và tuồng cung đình phục vụ du khách thưởng lãm khi có dịp ghé Hoàng cung Huế.

Chắc chắn nhà hát Duyệt Thị Đường và đời sống sinh hoạt văn hoá tại đây sẽ là điểm tham quan cuốn hút với đông đảo du khách trong và ngoài nước có mong muốn tìm hiểu văn hoá cổ truyền của dân tộc ta.

Cùng với Nhà hát Duyệt Thị Đường, mới đây, theo xếp hạng của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) - Trung tâm TOP Việt nam (Topplus) công nhận Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế là Top 10 bảo tàng Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan.

Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế và Nhà hát Duyệt Thị Đường là hai trong những công trình quan trọng nằm trong quần thể di tích được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới năm 1993. Đây xứng đáng là những điểm đến nhất định không thể bỏ qua đối với những bạn yêu thích tìm hiểu về lịch sử, nghệ thuật, đặc biệt là triều đại nhà Nguyễn.

Tin, ảnh: LIÊN MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nơi di sản “gặp gỡ” công nghệ

“Đế Đô Khảo cổ ký” - Dự án tiên phong trong việc kết hợp công nghệ và di sản hứa hẹn mở ra hướng phát triển mới cho công nghiệp văn hóa tại Việt Nam.

Nơi di sản “gặp gỡ” công nghệ
Hào quang thành phố di sản của Việt Nam

Việc xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương là quá trình nỗ lực, phấn đấu lâu dài từ năm 1996 của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thừa Thiên Huế. Và sau gần 30 năm, giờ đây ước nguyện và niềm mong mỏi ấy đã trở thành hiện thực.

Hào quang thành phố di sản của Việt Nam
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

TIN MỚI

Return to top