ClockThứ Hai, 14/10/2024 19:41

Làm rõ thêm về những đóng góp của Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường đối với lịch sử dân tộc

TTH.VN - Ngày 14/10, tại tỉnh Quảng Trị, UBND huyện Triệu Phong phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử (KHLS) tỉnh Quảng Trị và Hội KHLS tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Kỳ vĩ Quận công Nguyễn Văn Tường - Cuộc đời và sự nghiệp.

220 năm quốc hiệu Việt NamNhiều đóng góp Thiền phái Liễu Quán trong lịch sử Phật giáo Việt Nam được làm rõSự thay đổi của cấu trúc đô thị ở Huế đã làm biến đổi các khu phố cổGiá trị di sản văn hóa triều NguyễnThái Y viện triều Nguyễn: Lịch sử và triển vọng phát triểnDạy và học môn lịch sử chưa được như kỳ vọng

 Toàn cảnh hội thảo

Dốc lòng vì sự nghiệp của dân tộc

TS Phan Tiến Dũng - Chủ tịch Hội KHLS tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng, Nguyễn Văn Tường là đại thần triều Nguyễn, thuộc phe chủ chiến có tư tưởng yêu nước, chống Pháp. Ông lần lượt kinh qua các chức vụ ở nhiều địa phương và cả kinh đô Huế, khi làm huấn đạo, khi giữ chức tri huyện, làm án sát, rồi chuyển về giữ chức Phủ doãn Thừa Thiên, kiêm cai quản Quảng Trị, sau đó giữ các chức vụ cao trong triều đình Huế như: Thượng thư Bộ Hình, Thượng thư Bộ Hộ, sung Cơ Mật viện, Phụ trách Thương Bạc viện, đảm trách ngoại giao, thương thuyết rồi Phụ chính đại thần.

“Nhìn lại con đường làm quan của Nguyễn Văn Tường, dù ở bất kỳ cương vị nào, ông cũng dốc lòng vì sự nghiệp của dân tộc trong một giai đoạn lịch sử đất nước đầy biến động” - TS Phan Tiến Dũng nhấn mạnh.

PGS. TS Đỗ Bang - Phó Chủ tịch Hội KHLS Việt Nam cho rằng, sau ngày Kinh đô thất thủ (5/7/1885), Nguyễn Văn Tường không phải đào tẩu hoặc ra đầu thú với Pháp mà vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ Phụ chính đại thần của triều đình là do lệnh của Thái hoàng Thái hậu Từ Dũ ngay từ lúc đầu, sau đó được vua Hàm Nghi giao nhiệm vụ và đồng thuận của Tôn Thất Thuyết để đàm phán với Pháp nhằm hạn chế tàn sát, cướp bóc, bảo tồn tôn miếu, xã tắc, thần dân, bình ổn cuộc sống.

“Trên thực tế, Nguyễn Văn Tường không những đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao mà còn là nhân vật tạo được sự thu hút, chú ý của đối phương. Pháp bất ngờ vì tưởng chỉ có dùng vũ lực là chiếm được thành Huế và bắt được vua Hàm Nghi, nay phải đối phó với một vị quan đầu Triều đứng đầu phe chủ chiến có biệt tài về ngoại giao đang hiện hữu; Sự có mặt của Nguyễn Văn Tường tại Huế sau khi quân đội Triều đình thất bại là cớ để các quan chức hàng đầu của Pháp ra sức tìm cách đối phó, góp phần chia rẽ mục tiêu truy kích xa giá của vua Hàm Nghi, làm trì hoãn cuộc đuổi bắt nhà vua, Tam cung và quan quân trên đường ra Tân Sở” - PGS. TS Đỗ Bang chia sẻ.

Làn ranh giữa chủ chiến và chủ hòa

TS Phan Tiến Dũng phát biểu tại hội thảo

Bàn về xu hướng chủ chiến và chủ hòa trong triều đình qua các thời kỳ, dẫn về trường hợp của Nguyễn Văn Tường, NNC Nguyễn Xuân Hoa - nguyên Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin Thừa Thiên Huế cho rằng, bản thân Nguyễn Văn Tường cũng không hẵn là một người chủ chiến hay chủ hòa theo cách nhìn đơn giản hóa. Cuộc đời hoạt động của Nguyễn Văn Tường là một chuổi ứng xử rất đa dạng trước những tình thế ngặt nghèo của đất nước, nhưng nhìn tổng thể, Nguyễn Văn Tường vẫn luôn là người hành xử vì quyền lợi của dân tộc, giữa muôn vàn gian nan trên chính trường Việt Nam, trong bối cảnh lịch sử bi thảm khi triều Nguyễn phải đối đầu với thực dân Pháp.

“Súng nổ thành mất, lại phải cam tâm ngồi lại hòa với giặc. Một thời “hòa để thủ, thủ để mưu chiến”, một thời “không hòa, không thủ, phải chiến” rồi cuối đời phải cay đắng “hòa để thủ” vẫn không xong. Trong lằn ranh hòa - chiến, chiến - hòa, Nguyễn Văn Tường là một bi kịch của lịch sử Việt Nam thời cận đại” - NNC Nguyễn Xuân Hoa nhấn mạnh.

Còn theo NNC Nguyễn Quang Trung Tiến - Nguyên Trưởng khoa Lịch sử, ĐH Khoa học, ĐH Huế, trong cuộc đấu tranh đòi bãi bỏ hiệp ước Harmand và buộc pháp ký kết hiệp ước Patenôtre trong những năm 1883-1884 có công rất lớn của Nguyễn Văn Tường, ông Tiến cho rằng: Hiệp ước Patenôtre không đi đến xóa bỏ toàn bộ chủ quyền của triều đình nhà Nguyễn đối với đất nước, trong đó đặc biệt là quyền nội trị và quân sự, nhất là ở Trung Kỳ. Nhờ chưa mất hết chủ quyền, nên triều đình Huế mới có thể chủ động chuẩn bị cho công cuộc chống Pháp, như thiết lập hệ thống sơn phòng miền Trung, tổ chức lực lượng hương binh ở các tỉnh, tuyển lựa võ sinh, mở trường huấn luyện quân sự, chấn chỉnh biên chế quân đội và thành lập đội quân “Phấn nghĩa”.

“Nói chung, do chủ quyền chưa mất hết, nên triều đình Huế mới có thể xúc tiến công cuộc chuẩn bị chống Pháp liên tục từ cuối năm 1883 đến giữa năm 1885, đỉnh cao là cuộc tấn công quân Pháp ở Kinh thành Huế ngày 5/7/1885. Ngay cả hiện tượng Phong trào Cần Vương phát triển mạnh mẽ sau ngày thất thủ Kinh đô, một phần cũng là do triều đình Huế, với nòng cốt là các đại thần Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết và phái chủ chiến đã có sự chuẩn bị khá tốt ở giai đoạn trước, trong đó có nỗ lực đấu tranh về ngoại giao để đánh đổ Hiệp ước Harmand 1883, và Hiệp ước Patenôtre 1884 là văn bản thực dân Pháp bị triều đình Huế dùng áp lực buộc phải ký kết” - NNC Nguyễn Quang Trung Tiến chia sẻ.

Tại hội thảo, các đại biểu tập trung nghiên cứu các vấn đề về những đóng góp của Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao; thái độ của Nguyễn Văn Tường sau vụ binh biến Kinh thành Huế 5/7/1885; bảo tồn những dấu tích lịch sử liên quan đến nhân vật Nguyễn Văn Tường…

Nguyễn Anh Tuấn
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đường Sư Liễu Quán nên ở đâu là phù hợp?

Đường Sư Liễu Quán hiện tại là con đường ngang qua trước mặt chùa Từ Đàm, giới hạn bởi 2 tuyến Phan Bội Châu ở phía đông và Điện Biên Phủ ở phía tây nên rất ngắn, cảm giác chưa tương xứng lắm với công đức, hành trạng của người mà đường mang tên.

Đường Sư Liễu Quán nên ở đâu là phù hợp
Địa điểm Hóc Mụ Bồi - Nơi ghi dấu những chiến công oanh liệt

Nhằm làm sáng tỏ nhiều nội dung cũng như giá trị khoa học lịch sử, để có cơ sở đề nghị công nhận di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh và xây dựng đền tưởng niệm, thể hiện sự tri ân đối với các chiến sỹ cách mạng đã hy sinh tại địa điểm lịch sử Bàu Bàng - Hóc Mụ Bồi, xã Lộc Bổn (Phú Lộc), Ban Thường vụ Huyện ủy Phú Lộc phối hợp cùng Ban Thường vụ Thành ủy Huế, Thị ủy Hương Thủy, Huyện ủy Phú Vang tổ chức Hội thảo khoa học “Địa điểm lịch sử cách mạng Hóc Mụ Bồi, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế”, diễn ra sáng 24/3.

Địa điểm Hóc Mụ Bồi - Nơi ghi dấu những chiến công oanh liệt
Điều dưỡng chăm sóc người bệnh thời công nghệ 4.0

Trong 2 ngày 23 và 24/6, Bệnh viện Trung Ương Huế tổ chức Hội thảo khoa học Điều dưỡng khu vực miền Trung mở rộng lần thứ VIII năm 2022, với chủ đề: “Quản lý, đào tạo, thực hành điều dưỡng, ứng dụng công nghệ 4.0 trong hoạt động chăm sóc người bệnh”. Đây là một hoạt động của Festival khoa học chào mừng Fesstival Huế 2022.

Điều dưỡng chăm sóc người bệnh thời công nghệ 4 0

TIN MỚI

Return to top