ClockThứ Ba, 23/04/2024 12:39

220 năm quốc hiệu Việt Nam

TTH.VN - “220 năm quốc hiệu Việt Nam – những chặng đường lịch sử (1804-2024)” là chủ đề cuộc hội thảo khoa học do Hội Khoa học Lịch sử tỉnh tổ chức, diễn ra sáng 23/4 tại TP. Huế.

Vùng đất của rồngCông nghiệp văn hóa vững mạnh góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vựcLàm mới và phát huy liên kết “Con đường di sản miền Trung”

 Toàn cảnh hội thảo 

PGS.TS Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam dự và chủ trì hội thảo. Cùng dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ cùng các học giả, nhà nghiên cứu văn hóa và lịch sử.

Trong lịch sử nước ta, tên gọi Việt Nam đã xuất hiện từ lâu, nhưng chưa phải là quốc hiệu chính thức. Chính thức là phải đến năm Giáp Tý, ngày Đinh Sửu 17/2 (tức 28/3/1804), khi vua Gia Long làm lễ Khánh an kính cáo ở Thái miếu bên trong Hoàng thành đặt tên nước là Việt Nam. Trong lời chiếu, nhà vua khẳng định: “Đế vương dựng nước, trước phải trọng quốc hiệu để tỏ rõ nhất thống, cải chính quốc hiệu là Việt Nam, để dựng nền lớn, truyền lâu xa. Phàm công việc nước ta việc gì quan hệ đến quốc hiệu và thư từ báo cáo với nước ngoài, đều lấy Việt Nam làm tên nước, không được quen xưng hiệu cũ là An Nam nữa”.

Dưới triều Nguyễn, quốc hiệu Việt Nam được duy trì gần 4 thập kỷ qua 2 đời vua Gia Long và Minh Mạng. Đến năm Minh Mạng thứ 19 (1838), nhà vua đổi quốc hiệu từ Việt Nam sang Đại Nam.

Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, triều Nguyễn kết thúc. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn độc lập đã tuyên bố thành lập Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - nay là Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Ông Phan Tiến Dũng, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh cho biết, có hơn 20 tham luận của các học giả, nhà nghiên cứu được ban tổ chức chọn in trong kỷ yếu. Các tham luận tập trung vào nghiên cứu quốc hiệu Việt Nam qua các tư liệu lịch sử cũng như sự phát triển của đất nước qua các thời kỳ.

N. MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

Khu phố cổ Gia Hội nằm ở phía đông ngoài Kinh thành, là khu vực sầm uất bậc nhất kinh đô Huế đầu thế kỷ 19. Ngày nay khu phố này thuộc phường Gia Hội (Q. Phú Xuân) đang phải đối mặt với quá trình đô thị hóa, cũng như bài toán mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Vậy Gia Hội sẽ phát triển, đi lên như thế nào?

Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên
“Khát vọng Thái Hòa”

Bên trong điện Thái Hòa - “trái tim” của Hoàng cung Huế, triển lãm “Khát vọng Thái Hòa” đưa du khách đắm mình trong hành trình khám phá chiều sâu lịch sử và chiêm ngưỡng những giá trị văn hóa vượt thời gian.

“Khát vọng Thái Hòa”
Nhiều di tích được xếp hạng và đề nghị khoanh vùng

Ngày 2/1, Bảo tàng Lịch sử TP. Huế cho biết, Hội đồng xét duyệt hồ sơ di tích lịch sử, văn hóa TP. Huế đã tiến hành họp thông qua hồ sơ xếp hạng cho các di tích lịch sử, văn hóa cấp thành phố và thông qua nội dung, phương án điều chỉnh hồ sơ các di tích đã được xếp hạng trên địa bàn.

Nhiều di tích được xếp hạng và đề nghị khoanh vùng

TIN MỚI

Return to top