ClockThứ Ba, 09/04/2024 14:28

Khai thác triệt để các giá trị dữ liệu để xây dựng địa chí làng

TTH.VN - Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ sáng 9/4 tại buổi làm việc với các cơ quan, địa phương về việc triển khai thực hiện Thông báo kết luận 552-TB/TU ngày 11/12/2023 xây dựng lịch sử làng thông qua việc xây dựng địa chí làng.

Văn hóa làng là “cái lõi” căn bản của văn hóa dân tộc

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh, xây dựng địa chí làng, lịch sử làng phải có quyết tâm 

Cùng làm việc có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình. Theo báo cáo tại buổi làm việc, đến nay, có 9/9 địa phương đã ban hành văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện Thông báo kết luận 552-TB/TU.

Hai huyện Phong Điền và huyện Phú Vang đã ban hành Kế hoạch thực hiện trong năm 2024. Trong đó, huyện Phong Điền dự kiến triển khai biên soạn cho 20 làng trên địa bàn huyện và đã phân bổ kinh phí hơn 800 triệu đồng để hỗ trợ cho công tác biên soạn địa chí làng.

Đại diện lãnh đạo Hội Khoa học Lịch sử tỉnh cho biết, sau khi xin ý kiến góp ý của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về đề cương khung, việc biên soạn đề cương khung đã hoàn thành và công bố, hiện đã gửi cho các trưởng làng tại hội nghị gặp mặt các trưởng làng toàn tỉnh vào ngày 10/1/2024.

Đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa – Thể thao cho hay, hiện nay các làng xã đang lưu giữ nhiều văn bản cổ quan trọng, những tư liệu hán môn, sắc phong, đã được thu thập, số hóa để hình thành các tập sách về văn hóa làng xã. Đây là nguồn tư liệu quan trọng để các làng có thể tham khảo để viết lịch sử làng.

 Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo các địa phương chia sẻ thực trạng khó khăn trong việc xác định quy mô làng

Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo các địa phương đã chia sẻ thực trạng khó khăn trong việc xác định quy mô làng, hiện trạng, tư liệu hiện có; kinh nghiệm, cách thức triển khai; việc huy động nguồn lực xã hội hóa trong việc xây dựng địa chí làng.

Phát biểu kết luận, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh, xây dựng địa chí làng, lịch sử làng phải có quyết tâm. Xác định đây là công việc lớn, thời gian kéo dài, với nguồn lực là xã hội hóa, vận động để các làng chủ động.

Khai thác triệt để các giá trị dữ liệu đồ sộ đang có là cơ sở quan trọng để viết lịch sử làng. Với những khó khăn đang tồn tại, khắc phục theo từng bước, bám kỹ đề cương khung; chọn lựa, ưu tiên các làng có tư liệu, kinh phí làm trước...

Tin, ảnh: THANH HOÀNG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1: Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”

Huế được mệnh danh là “Thành phố vườn” với gần 100 nhà vườn, nhà rường cổ (gọi chung là nhà vườn Huế). Mỗi ngôi nhà vườn như một “Bảo tàng sống” chứa đựng những giá trị về văn hóa và đời sống lễ nghi, hương vị ẩm thực và phong cách ứng xử của người dân. Phát triển du lịch gắn với trùng tu và chống xuống cấp là giải pháp tối ưu nhằm giữ lại nhà vườn, giữ gìn bản sắc văn hóa và phát huy giá trị di sản Cố đô theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1 Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”
Kiểm soát chặt sản lượng khai thác khoáng sản

Hiện trên địa bàn tỉnh còn có 53 mỏ khai thác khoáng sản đang hoạt động, nhưng có 2 mỏ chưa lắp đặt trạm cân và camera tại vị trí đưa khoáng sản nguyên khai ra khỏi khu vực. Vì vậy, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã yêu cầu 2 chủ mỏ này tạm dừng hoạt động khai thác.

Kiểm soát chặt sản lượng khai thác khoáng sản

TIN MỚI

Return to top