ClockThứ Sáu, 24/06/2022 15:57

Góp phần giữ gìn bản sắc quê hương

TTH - Với mô hình giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, thanh niên xã Thủy Thanh (thị xã Hương Thủy) đã thành lập nhiều đội, nhóm, góp phần quảng bá, phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương.

Đua ghe tại Thủy Thanh thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia. Ảnh: Võ Nhân

Hưởng ứng Festival Huế

Từ cuối tháng 5, Xã đoàn Thủy Thanh đã bắt tay lên kế hoạch tổ chức các hoạt động tại Lễ hội “Chợ quê ngày hội” Festival Huế 2022.

Anh Phùng Đức Chinh, Bí thư Xã đoàn Thủy Thanh chia sẻ, được Đảng ủy giao nhiệm vụ, đây vừa là vinh dự nhưng cũng là thách thức đối với tổ chức Đoàn địa phương khi phải đảm nhận hoạt động lớn và quy mô.

Với “Chợ quê ngày hội" năm nay, thanh niên Thủy Thanh phụ trách hai mảng hoạt động chính gồm: Hướng dẫn tham quan tại các điểm di tích văn hóa, lịch sử và tổ chức hoạt động trò chơi cộng đồng.

Theo đó, đoàn viên, thanh niên địa phương là lực lượng “chủ công” trong tổ chức các trò chơi giao lưu cho du khách như: bịt mắt đập om, ném cầu, ném vòng cổ vịt, đi cầu khỉ ném bóng, đua thuyền trên cạn, đá bóng, cướp cờ… Kinh phí hoạt động được hỗ trợ một phần và tiếp tục xã hội hóa thông qua nguồn thu từ du khách tham gia trò chơi.

Chị Trần Thị Thúy Ngân, Phó Bí thư Chi đoàn thôn Thanh Toàn chia sẻ, các đoàn viên trong chi đoàn được phân công đảm nhận các trò chơi cộng đồng theo lịch cụ thể để đảm bảo phủ kín hoạt động trong những ngày diễn ra lễ hội. Đây là sân chơi bổ ích để đoàn viên, thanh niên giao lưu, thắt chặt tình đoàn kết; vừa là cơ hội để người trẻ góp phần quảng bá văn hóa truyền thống địa phương đến du khách.

Bên cạnh các trò chơi cộng đồng, đoàn viên, thanh niên địa phương còn tích cực tham gia phối hợp tổ chức lễ cung nghênh bà Trần Thị Đạo và tổ chức nhặt rác, vệ sinh môi trường trong những ngày diễn ra lễ hội.

Phát triển du lịch cộng đồng

Theo Bí thư Xã đoàn Thủy Thanh, việc thanh niên tham gia tổ chức các trò chơi cộng đồng tại địa phương trên thực tế đã có từ lâu, tuy nhiên vẫn chưa chuyên nghiệp hóa mà chỉ mang tính thời vụ hưởng ứng các hoạt động lễ hội.

Từ cuối năm 2019, Xã đoàn bắt đầu phối hợp với các trường học trên địa bàn thị xã Hương Thủy và TP. Huế tổ chức các chương trình trải nghiệm cho học sinh tại di tích lịch sử Cầu ngói Thanh Toàn.

Bên cạnh tham quan các di tích, các em học sinh được trải nghiệm đời sống của bà con nông dân xưa thông qua nhà trưng bày nông cụ và tham gia các trò chơi dân gian địa phương.

Với khởi đầu thuận lợi, Xã đoàn Thủy Thanh tiếp tục mở rộng các hoạt động trải nghiệm và thu hút đoàn viên, thanh niên địa phương chung sức tham gia. Tuy nhiên, do hai năm liên tiếp ảnh hưởng dịch COVID-19, mô hình trên tạm gián đoạn và chỉ được tổ chức hưởng ứng vào các dịp lễ hội, tết cổ truyền.

Dịp festival năm nay cũng là dấu mốc để thanh niên Thủy Thanh khởi động lại mô hình giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống. Thời gian tới, Xã đoàn sẽ tiếp tục duy trì và phát triển mô hình trên với việc thành lập các đội hình thanh niên và duy trì hoạt động dựa trên nguồn kinh phí xã hội hóa thu được.

“Trước mắt, thanh niên Thủy Thanh tập trung nỗ lực chuẩn bị và tổ chức các hoạt động phục vụ “Chợ quê ngày hội” bảo đảm vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm, an toàn, thiết thực, hiệu quả; đồng thời, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, cổ vũ, động viên Nhân dân và du khách cùng hưởng ứng Festival Huế 2022”, anh Phùng Đức Chinh cho biết thêm.

Anh Nguyễn Văn Phương, Bí thư Thị đoàn Hương Thủy đánh giá, thời gian qua, tuổi trẻ Thủy Thanh đã đồng hành cùng địa phương tổ chức nhiều hoạt động nhằm chung sức giữ gìn, quảng bá văn hóa địa phương đến du khách. Các hoạt động của Xã đoàn tham gia tại “Chợ quê ngày hội” lần này sẽ là cơ hội để thúc đẩy và phát triển dịch vụ du lịch cộng đồng tại địa phương, góp phần xây dựng quê hương Thủy Thanh ngày càng giàu mạnh.

Minh Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đối ngoại Việt Nam năm 2024: Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Trong năm 2024, thế giới tiếp tục quá trình biến đổi sâu sắc, có nhiều diễn biến mới, phức tạp, tác động đến tất cả mọi mặt đời sống xã hội. Năm 2024 cũng là năm đất nước bước vào giai đoạn nước rút thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội XIII. Trong bối cảnh đó, công tác đối ngoại đã được triển khai đồng bộ, hiệu quả, với nhiều hoạt động sôi động, đạt được nhiều kết quả tích cực. Mặc dù môi trường bên ngoài biến động, Việt Nam tiếp tục nổi lên là một "điểm sáng" hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực. Những thành tựu "quan trọng, có ý nghĩa lịch sử" của đối ngoại từ đầu nhiệm kỳ đến nay như đánh giá của lãnh đạo chủ chốt tiếp tục được kế thừa, phát huy và góp phần vào những thành tựu chung của đất nước.

Đối ngoại Việt Nam năm 2024 Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới
Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

Đôi vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Ta Dưr Tư và Areel Đời, sinh sống tại huyện A Lưới đã dành cả cuộc đời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số. Với hơn 40 năm miệt mài sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy, họ trở thành những ngọn lửa dẫn đường và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ mai sau.

Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn
Giữ gìn văn hóa Huế

Văn hóa Huế tuy chỉ là một đường vân, một mảng màu, một góc riêng trong bức tranh đa sắc của văn hóa Việt Nam nhưng cũng sống động, lộng lẫy, bao la và đằm sâu. Tự biết sức mình nên tôi chỉ chọn những gì cụ thể, mắt thấy tai nghe về văn hóa Huế, những nét riêng có và dĩ nhiên Đẹp của người Huế viết ra đây để chúng ta có thể tự hào.

Giữ gìn văn hóa Huế
Giữ gìn môi trường sạch đẹp

Huế đã có thương hiệu thành phố xanh, môi trường sống sạch, đẹp là điều không chỉ người dân sở tại mà du khách, những người xa quê trở về đã nhận định, thán phục. Kết quả đó, ngoài thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả "Ngày Chủ nhật xanh", còn đến từ ý thức giữ gìn thành phố xanh, sạch, đẹp của người dân.

Giữ gìn môi trường sạch đẹp

TIN MỚI

Return to top