ClockThứ Sáu, 17/06/2022 14:28

Giới thiệu quá trình bảo tồn, trùng tu điện Phụng Tiên

TTH.VN - “Bảo vệ di sản” là chương trình do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Hội Bảo tồn di sản văn hóa Đức (GEKE) tổ chức ngày 17/6 tại điện Phụng Tiên, Đại Nội.

CHLB Đức tiếp tục hỗ trợ bảo tồn, trùng tu Điện Phụng TiênCHLB Đức tiếp tục hỗ trợ trùng tu di sản HuếDấu ấn Đức ở khu di sản HuếĐức hỗ trợ phục hồi 3 hạng mục của điện Phụng Tiên

Chuyên gia người Đức Andrea Teufel (bìa phải) giới thiệu quá trình bảo tồn, trùng tu các công trình di sản của điện Phụng Tiên

Tham gia chương trình gồm 15 sinh viên Khoa Kiến trúc, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế. Các em được nghe chuyên gia phục chế người Đức Andrea Teufel giới thiệu quá trình bảo tồn, trùng tu các công trình di sản của điện Phụng Tiên, trọng tâm là giới thiệu công nghệ trang trí các công trình với vôi vữa màu và các bề mặt vẽ bích họa. Sinh viên cũng được chuyên gia hướng dẫn thực hành tự làm các tấm mẫu bằng các loại vôi vữa khác nhau.

Đây là hoạt động trong khuôn khổ chương trình “Giáo dục di sản” và dự án “Bảo tồn, trùng tu và phục chế ảo, tích hợp đào tạo kỹ thuật tại điện Phụng Tiên” của hai đơn vị. Chương trình nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ di sản văn hóa Huế, tìm hiểu về các kỹ thuật bảo tồn và trùng tu các công trình lịch sử của sinh viên.

Từ năm 2017, Hội Bảo tồn di sản văn hóa Đức và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã nỗ lực bảo tồn và trùng tu kiến trúc còn lại của khu điện Phụng Tiên, ngôi điện và các công trình lễ nghi đã bị phá hủy trong thời gian chiến tranh.

Dự án trùng tu các công trình ở lối vào, hệ thống tường bao quanh của khu điện cũng như năm cổng vào và bình phong phía sau, bảo tồn về mặt khảo cổ các tàn tích và nền móng của các tòa nhà bị phá hủy, tái tạo lại bố cục trước đây của công trình và các tòa nhà của nó trên cơ sở các mảnh ghép kiến trúc và hồ sơ lưu trữ. Dự án cũng đào tạo về bảo tồn và trùng tu cho các thợ thủ công, thợ kép và nghệ nhân địa phương; tuyên truyền sâu rộng về bảo tồn di sản cho học sinh, sinh viên.

Tin, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đô thị di sản và hướng đi riêng có của Huế

Huế từ hôm nay, ngày 1/1/2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam và được xem là “đô thị di sản” đầu tiên của Việt Nam. Không chỉ là đô thị di sản đẳng cấp của Việt Nam, Huế còn được các tổ chức thế giới đánh giá cao trong công cuộc bảo tồn những giá trị ngàn xưa để lại và được phát huy giá trị một cách hiệu quả với những đặc thù, riêng biệt.

Đô thị di sản và hướng đi riêng có của Huế
Những “người hùng thầm lặng”

Lần đầu tiên, những nghệ nhân, thợ lành nghề được tôn vinh vì những đóng góp đầy ý nghĩa trong công cuộc bảo tồn, tu bổ công trình di tích.

Những “người hùng thầm lặng”
Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô Huế

Được xem là đơn vị đi đầu cả nước và là hình mẫu về công tác bảo tồn, trùng tu di tích, nhân kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung đã có những chia sẻ thú vị với Thừa Thiên Huế Cuối tuần về hành trình phục hồi và phát triển các giá trị di sản để góp phần đưa Quần thể di tích Cố đô Huế trở thành điểm đến hấp dẫn.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô Huế

TIN MỚI

Return to top