ClockChủ Nhật, 04/02/2024 22:28

"Đón Tết Hoàng cung”

TTH.VN - Trong không gian tràn ngập sắc xuân tại Phủ Nội vụ - nơi gắn với nhiều giai đoạn lịch sử của triều Nguyễn, Trung tâm bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức chương trình “Đón Tết Hoàng cung” vào 2 đêm 24 và 25 tháng Chạp. Chương trình là cơ hội để người dân và du khách có những trải nghiệm về hương sắc Tết xưa.​
Hào hứng trải nghiệm trò chơi cung đình đầu hồ  

Những nét đẹp truyền thống của Tết xưa với “thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” được tái hiện đầy đủ. Du khách tham gia chương trình đều cảm thấy thích thú khi được sống trong không khí vui tươi, rộn ràng của mùa xuân quê hương, được thưởng thức những chương trình nghệ thuật đặc sắc.

Chương trình cũng đã giúp du khách hiểu thêm về Tết cổ truyền, cũng như những nét văn hoá truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc.

 Các đội trổ tài thi gói bánh chưng, bánh tét thật ngon, thật đẹp

Trong cổ sử Việt Nam, tương truyền, vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm người tài kế vị, đã cho vời các hoàng tử và truyền rằng sẽ truyền ngôi cho người nào cung tiến được món sản vật thể hiện lòng hiếu đạo để tiến cúng tiên vương. Hoàng tử Lang Liêu đã dâng hai loại bánh chưng, bánh dày với biểu tượng trời tròn đất vuông được chế biến từ gạo nếp. Kể từ đó, bánh chưng đi vào lịch sử dân tộc, trở thành một nét văn hoá đặc sắc. Mỗi khi tết đến xuân về, trên mâm cỗ cúng tổ tiên của người Việt Nam không thể thiếu bánh chưng, bánh tét.

Chờ được tặng chữ thư pháp 

Chính vì thế, chương trình “Đón Tết Hoàng cung” diễn ra tại không gian Phủ Nội vụ, Đại Nội Huế với ý nghĩa nhắc nhở con cháu không được quên truyền thống gói bánh chưng, bánh tét của cha ông thuở trước.

Du khách còn được trải nghiệm các trò chơi cung đình và dân gian như đầu hồ, bài vụ; trình diễn thư pháp tặng chữ…

 Ý nghĩa hơn, sau chương trình, những phần bánh chưng, bánh tét của các đội dự thi được trao tặng cho gia đình những người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại Trung tâm cùng các em ở trung tâm nuôi dạy trẻ.

LIÊN MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nơi di sản “gặp gỡ” công nghệ

“Đế Đô Khảo cổ ký” - Dự án tiên phong trong việc kết hợp công nghệ và di sản hứa hẹn mở ra hướng phát triển mới cho công nghiệp văn hóa tại Việt Nam.

Nơi di sản “gặp gỡ” công nghệ
Hào quang thành phố di sản của Việt Nam

Việc xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương là quá trình nỗ lực, phấn đấu lâu dài từ năm 1996 của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thừa Thiên Huế. Và sau gần 30 năm, giờ đây ước nguyện và niềm mong mỏi ấy đã trở thành hiện thực.

Hào quang thành phố di sản của Việt Nam
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

TIN MỚI

Return to top