ClockThứ Hai, 29/05/2023 10:29

“Check - in” Hoàng cung với cổ phục

TTH.VN - Gần đây, phong trào “phục hưng” trang phục truyền thống phát triển mạnh mẽ. Các loại cổ phục có nguồn gốc từ Huế, như áo ngũ thân, áo tấc, Nhật bình được nhiều người yêu thích.

Áo dài lan tỏa giữa cuộc sống thường nhậtKhai mạc không gian trưng bày “Một số tư liệu về áo dài Huế - xưa và nay”Trò chuyện về chiếc áo dàiGiữ áo dài Nhật Bình cho Huế

leftcenterrightdel
 Các bạn trẻ mặc cổ phục dạo chơi Hoàng cung

Tham quan di tích triều Nguyễn với áo dài xưa là một trong những điều du khách thích thú khi đến Huế. Trong dòng người đến tham quan Đại Nội, nhiều du khách phương xa thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau chọn áo tấc, ngũ thân tay chẽn, Nhật bình để lưu lại những bức hình đẹp tại không gian cổ kính, thâm nghiêm của Hoàng cung.

Tại nhà Hữu Vu của Tử Cấm Thành, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế triển khai dịch vụ cho thuê cổ phục với những bộ áo dài ngũ thân, áo tấc, áo Nhật bình, trang phục dành cho nữ giới hoàng tộc thời Nguyễn trong họa tiết rồng, phượng hay những biểu tượng mang hàm ý may mắn, cao quý như bát bửu, sóng nước…

Dịch vụ cho thuê cổ phục cũng nở rộ ở TP. Huế. Một số cửa hàng, như: Gabbana trên đường Đinh Tiên Hoàng, Ích Hương Đường trên đường Lê Huân, áo dài Tôn Nữ ở đường Phan Chu Trinh… là nơi cho thuê các loại trang phục cổ. Mỗi chiếc áo cho thuê từ 150.000 đến 600.000 đồng, tùy mẫu.

Những ngày này, khi mùa du lịch nội địa bắt đầu, dịch vụ cho thuê cổ phục càng đông khách. Nhóm bạn của Hoài Vy, du khách đến từ TP. Hồ Chí Minh lựa chọn mặc cổ phục để chụp ảnh, lưu giữ khoảnh khắc đáng nhớ cùng hội bạn thân của mình.

Hoài Vy nói: “Em cảm thấy trang phục truyền thống của dân tộc quá đẹp và cần được nhiều người biết đến hơn, nên đã lựa chọn những bộ áo ngũ thân, Nhật bình để chụp ảnh về khoe với bạn bè”.

Một số hình ảnh du khách mặc cổ phục tham quan Đại Nội:

leftcenterrightdel
 Không gian cổ kính của Hoàng thành trở nên đẹp hơn khi xuất hiện những bộ cổ phục
leftcenterrightdel
 Các bạn nam cũng thích thú mặc cổ phục
leftcenterrightdel
 Trường lang là khu vực được nhiều người lựa chọn lưu lại những bức ảnh đẹp với cổ phục
leftcenterrightdel
 Một gia đình trẻ chọn áo ngũ thân dạo chơi Hoàng cung
leftcenterrightdel
Mặc cổ phục tham quan Hoàng cung Huế trở thành trào lưu của nhiều bạn trẻ
MINH HIỀN
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp:
Khám phá “Đại Nội Vi Vu” qua lăng kính của DAVINC

Sau 8 năm sinh sống ở nước ngoài, Hiếu (DaVinC) – người con của Cố đô Huế – đã trở về và mang theo một dự án âm nhạc đầy ý nghĩa mang tên “Đại Nội Vi Vu”. Bài hát không chỉ là một tác phẩm âm nhạc đơn thuần, mà còn là một cột mốc đánh dấu sự trở về đầy cảm xúc của Hiếu, cũng như lời tri ân gửi đến mảnh đất Huế thân yêu.

Khám phá “Đại Nội Vi Vu” qua lăng kính của DAVINC
Di sản thời số hóa

Ứng dụng công nghệ số đang góp phần thay đổi phương thức bảo tồn, phát huy giá trị di sản một cách hiệu quả.

Di sản thời số hóa
Đếm ngược ngày điện Cần Chánh được “hồi sinh”

Sau hơn 60 năm nghiên cứu, di tích điện Cần Chánh (Đại Nội) - một trong ba ngôi điện quan trọng mang tính biểu tượng của vương triều Nguyễn sẽ được triển khai tu bổ, phục hồi đúng dịp kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11 năm nay.

Đếm ngược ngày điện Cần Chánh được “hồi sinh”
Học sinh danh dự tham quan, trải nghiệm di sản

Chiều 28/9, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Bảo tàng Lịch sử tỉnh tổ chức tham quan, trải nghiệm tại Đại Nội cho các em học sinh đạt danh hiệu “Học sinh danh dự toàn trường” năm học 2023-2024.

Học sinh danh dự tham quan, trải nghiệm di sản
Quảng bá điểm đến gắn với gìn giữ môi trường

Người dân và khách du lịch khá thích thú khi từ ngày 25/8, UBND TP. Huế tổ chức thí điểm tuyến xe đạp vào sáng Chủ nhật hàng tuần từ khung giờ 6h30 - 7h30 tại 4 tuyến đường quanh Đại Nội Huế. Hoạt động này nhằm góp phần xây dựng hình ảnh Huế là đô thị xanh, thân thiện và an toàn, đồng thời quảng bá điểm đến gắn với gìn giữ môi trường.

Quảng bá điểm đến gắn với gìn giữ môi trường

TIN MỚI

Return to top