ClockThứ Năm, 19/09/2024 21:00

Áo dài Huế và huyền thoại chim phụng

TTH.VN - Tiếp tục tôn vinh và khẳng định vị thế Huế Kinh đô áo dài và hướng đến sự kiện Huế-thành phố trực thuộc trung ương, Chương trình nghệ thuật Áo dài Huế 2024 tạo cơ hội gặp gỡ và tỏa sáng vẻ đẹp Huế gắn với xây dựng và phát triển áo dài Huế trở thành thương hiệu đặc sắc.

Sau Di sản quốc gia, áo dài Huế hướng đến Di sản nhân loạiĐưa áo dài ngũ thân vào học đường“Tri thức may, mặc áo dài Huế” trở thành Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

 

Chương trình  Áo dài “Linh Phụng” trong khuôn khổ lễ hội mùa Thu là một chuỗi những câu chuyện sống động về huyền thoại chim phụng gắn với áo dài Huế được thể hiện bằng ngôn ngữ của thời trang, âm  nhạc, vũ khúc kết hợp với những loại hình nghệ thuật khác…Chương trình diễn ra ở Nhà hát Sông Hương. 

Người Huế đã “trồng cây ngô đồng, chờ phượng hoàng tới”-một ẩn dụ về sự chờ đợi những giấc mơ trở thành hiện thực… Và bây giờ Huế đang chuẩn bị cơ sở, cả vật chất và tinh thần để đón vận hội mới: Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung.

Theo thần thoại phương Đông, Tứ Linh (Long Li Quy Phụng), sử dụng thần thông của mình để tạo ra ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ), tạo ra 4 mùa (xuân, hạ, thu, đông), 4 hướng (đông, tây, nam, bắc). Trong văn hóa Việt, hình tượng Phụng (phượng hoàng) xuất hiện từ rất sớm, một hình ảnh mang tính biểu tượng đặc biệt. Có người cho rằng, hình tượng chim Lạc trên trống đồng Đông Sơn chính là sự khắc họa có tính điển hình đầu tiên. Đó là loài chim thần, đang bay lượn trong điệu múa của vũ trụ để vạn vật sinh sôi và hòa hợp. Phượng hoàng là Thái âm, hợp với rồng (Thái dương) để tạo nên một cặp đối xứng âm – dương trong Tứ tượng. Phượng hoàng thân mang 5 màu của Ngũ hành (đen, trắng, đỏ, xanh và vàng), đồng thời tượng trưng cho 6 yếu tố bao hàm cả vũ trụ (đầu là bầu trời, mắt là Mặt trời, lưng là Mặt trăng, cánh là gió, chân là đất và đuôi là các hành tinh…). Phượng hoàng múa là biểu trưng của vũ trụ đang vận hành.

Hình tượng chim phụng có sức sống mãnh liệt trong đời sống văn hóa Việt Nam, trở thành đề tài quen thuộc trong kiến trúc, điêu khắc và trang trí truyền thống của dân tộc. Có một hình ảnh rất đẹp thường gặp trong kiểu trang trí cung đình Huế là phượng hoàng đậu trên cây ngô đồng.

Ngô đồng là giống cây quý, cũng là loài cây duy nhất mà phượng hoàng chọn để đậu. Phượng hoàng xuất hiện là sự báo điềm lành, là sự khởi đầu của hòa bình, thịnh vượng, quốc thái dân an. Từ nghệ thuật truyền thống, linh vật rồng – phượng đã đi vào mỹ thuật cung đình, được tối ưu hóa để mang hình ảnh của quyền lực tối cao của vương quyền, nhưng đồng thời cũng là biểu trưng cho sự khai mở, cho khát vọng một xã hội thái bình, thịnh trị.

Chương trình được kết cấu thành 3 chương. Chủ đề mỗi chương là một câu chuyện kể về huyền thoại con chim phượng:

Phụng vũ: Thể hiện sự thanh bình của đất nước, hạnh phúc của nhân dân trong cảnh quốc thái, dân an. Chim phụng xuất hiện báo hiệu những điều tốt lành, hạnh phúc…

Linh phụng: Theo truyền thuyết, phượng hoàng chỉ xuất hiện vào những thời đại thịnh trị, hình tượng phụng là một hình ảnh nhẹ nhàng, tao nhã với những ý nghĩa tinh thần sâu lắng và cao quý. Trong mỹ thuật Huế, Phụng như hòa mình cùng hoa trái, trở nên gần gũi mà vẫn linh thiêng, quý phái... Mai hóa phụng, Cúc hóa phụng và mây ngũ sắc, Lan hóa thành chim Phụng, Mẫu đơn đỏ hóa phụng, Quả hóa phụng.. tạo ra một sự kết hợp sinh động, bộc lộ bao gửi gắm của người xưa về cuộc sống an nhàn, thanh tao, đầm ấm, nhấn mạnh tính “hóa” đầy triết lý.

Bách phụng cát tường: Trăm con chim phụng cùng bay lên, biểu tượng cát tường, được xem là khát vọng của cuộc sống bình yên, của thời đại thái bình; mưa thuận - gió hòa; mùa màng thuận lợi; thái bình - thịnh trị, quốc thái dân an. Gắn kết với những tà áo dài qua năm tháng của một thành phố phát triển bền vững, đẹp tráng lệ mà cũng thực hào hùng… 

Tổng số nhà thiết kế tham gia chương trình: 12 nhà thiết kế đến từ Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và Huế (Vũ Việt Hà, Quang Huy, Hữu Là La, Đức Vincie, Xuân Hảo, Trần Thiện Khánh, Quang Hòa, Viết Bảo, Đoan Trang, Cẩm Sa, La Mua, Về miền Hương ngự). Các nhà thiết kế tham gia các bộ sưu tập áo dài theo câu chuyện kể. Mỗi chiếc áo dài là một tác phẩm gắn với nội dung câu chuyện kể.

Chương trình diễn một đêm duy nhất ngày 23/9/2024 với sự tham gia của các nghệ sĩ, người mẫu chuyên nghiệp và diễn viên không chuyên của Hà Nội, Huế và với sự đồng hành của BIDV, Bắc Á, Tập đoàn TH. 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sau Di sản quốc gia, áo dài Huế hướng đến Di sản nhân loại

“Tri thức may, mặc áo dài Huế” vừa được ghi danh, trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không chỉ là vinh dự, tự hào mà còn khẳng định áo dài Huế luôn mang đậm giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, có sức sống mãnh liệt trong suốt chiều dài lịch sử - ông Phan Thanh Hải, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao đã nhấn mạnh như thế với Thừa Thiên Huế Cuối tuần khi chia sẻ về câu chuyện áo dài vừa được ghi danh.

Sau Di sản quốc gia, áo dài Huế hướng đến Di sản nhân loại
65 năm con đường huyền thoại

Tại một triển lãm tranh ở Huế, công chúng ngạc nhiên và thích thú khi nhìn thấy một bức tranh cỡ lớn vẽ một chiếc xe đang leo qua cầu dây trên tuyến đường Trường Sơn. Bức tranh đó của họa sĩ Hoàng Thanh Phong thuộc thế hệ 8x.

65 năm con đường huyền thoại
Áo dài trong đời sống Huế

Suốt dọc dài dải đất chữ S của đất nước Việt Nam, áo dài miền nào cũng có. Nhưng riêng với xứ Huế, tà áo dài đã là một phần của bản sắc văn hóa và vẻ đẹp riêng có của con người nơi đây. Một dấu mốc quan trọng của trang phục áo dài Huế là vào năm 1744, sau khi chúa Nguyễn Phúc Khoát lên ngôi ở Phú Xuân đã ban hành nhiều chính sách và đề cập đến việc sửa đổi y phục. Sang Triều Nguyễn, triều đình đã ban bố lệnh, tạo cơ hội cho phụ nữ Huế nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung mặc áo dài thường xuyên. Theo đó, truyền thống mang áo dài dần đi vào nếp sống hằng ngày của người dân.

Áo dài trong đời sống Huế
Áo dài Huế, một nét rất riêng

“Áo dài trở thành một nét văn hóa của phụ nữ Việt Nam nói chung. Với phụ nữ Huế nói riêng, áo dài là niềm tự hào, bởi áo dài Huế đã là một thương hiệu được “đóng đinh” trong lòng mọi người. Để áo dài được thăng hoa, tôn vinh thì sự lan tỏa, quảng bá của chị em, của hội viên phụ nữ trên toàn tỉnh là điều hết sức cần thiết. Hình ảnh người phụ nữ Huế trong chiếc áo dài truyền thống chính là một nét đẹp, một nét văn hóa rất riêng của Huế”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chia sẻ tại buổi gặp mặt phụ nữ Thừa Thiên Huế nhân dịp kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.

Áo dài Huế, một nét rất riêng
“Trong mơ ta còn muốn đợi bầy phượng hoàng trở lại”

Có một sự trùng hợp rất thú vị là huyền thoại về chim phượng hoàng không chỉ từ khắp nơi trên thế giới “bay” đến không gian triều Nguyễn, không gian Huế mà còn xuất hiện trong cả bài hát lý về “mùa săn máu” của người Cơ Tu ở Trường Sơn đại ngàn.

“Trong mơ ta còn muốn đợi bầy phượng hoàng trở lại”

TIN MỚI

Return to top